Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ hai mươi lăm

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Quyển V Giá: 0$50


LỊCH-SỮ TIỄU-THUYẾT

GIA-LONG TẨU-QUỐC

Tác-giã: TÂN-DÂN-TỮ, Cholon

XUẤT BẢN NĂM 1930 SAIGON.-IMP. BẢO-TỒN

GIA-LONG TẨU-QUỐC



QUYỂN THỨ NĂM

HỒI THỨ HAI MƯƠI LĂM

Dựng quyệt kế công chúa cướp dinh

Phá đồn quân Tây-sơn thắng trận.


Bài binh liệt trận;
Đạo quân nương-tữ vẩn quan phòng;
Kính cổng cao tường;
Cửa thành phu-nhơn đều đóng chặc.
Vùng vẩy ngọn gươm địch khái,
Máu phi-thường nhuộm đỏ nước Biên-giang,
Hơn thua mấy trận tranh hùng,
Xương đồng-loại chất đầy hào chiến lủy.

Trong khi cỏ cây mang mát, bóng xế đài tây, ngó ra trước mặt đồn phía hửu, thấy một viên Nử tướng, đương cởi ngựa mang đao chạy lúp xúp nơi mé rừng, sau lưng có hai thể-nử cũng cởi ngựa thỉnh thoảng chạy theo, còn bốn mặt đồn quân lính đều canh giờ nghiêm nhặc, viên nử tướng nào đây? ấy là công chúa Ngọc-Duệ đi tuần du các trại.

Khi công chúa đi tuần du các trại và các đồn rồi trở về ngồi nơi trướng liểu, nhớ tới mẹ và anh, gặp lúc binh cùng thế nhược, vận đảo thời điên, phải lưu lạc ngoài chổ góc biển chơn trời, mà tạm chốn thê thân ký túc, còn chồng là Nguyễn-hửu-Thoại phụng sứ qua Xiêm, đường sá sơn trường thủy viển, chưa biết đắc thất lẽ nào, khiến cho trong lòng nhửng mãng bồi hồi lo ngại, Công-chúa ngồi một mình lúc cúi đầu suỹ nghĩ, khi dựa gối ngẩn ngơ, lúc đón nhạn mà ngóng đợi tin chồng, nhưng nhạn đâu chẳng thấy, khi trông mây mà cảm thương phần mẹ, những mây vẫn biệt mù, thật là:

Nam bắc bơ vơ trời mổi một,
Đêm ngày dồn dập tháng như ba.

Bữa nọ công-chúa Ngọc-Duệ đương ở tại đồn Bình-hóa bổng có quân nhơn vào báo rằng: có tướng Tây-sơn là Nguyển-văn-Kiêm đem binh tới đóng trước đồn cách đây ước chừng mười dậm.

Công-chúa liền truyền cho đồn tả và đồn hữu, các tướng sỉ ngày đêm phải phòng thủ chắc chắn, còn Công-chúa thì coi thủ đồn giữa, chờ quân Tây-sơn kéo tới thì sẽ cự chiến, còn binh của tướng giặc là Nguyễn-Kiêm, đóng dựa triền núi đặng dọ thám binh tình địa thế, rồi sẻ xáp trận hỗn chiến.

Tối bữa đó Công-chúa nai nịt tữ tế, rồi cho đòi hai tên thể-nữ Huỳnh-anh và Bạch-yến đến và bão rằng:

— Hai ngươi hãy sắp sửa đi với ta qua trại quân giặc, đặng thám thính động tịnh thế nào.

Thễ-nử Huỳnh-anh nghe Công-chúa bão vậy thì bẫm rằng:

Bẫm Công-chúa, Công-chúa là một vị chũ tướng ở đây, trong lúc đêm khuya tâm tối, Công-chúa không nên khinh suất qua trại Quân-giặc, e quân-giặc biết thì sanh sự khó lòng, vậy xin Công-chúa đễ hai tôi qua đó thám thính động tịnh cho, chẳng cần gì Công-chúa phải xông pha vào chổ binh đao chiến địa.

Công-chúa nói: việc nầy là một việc trọng yếu, ta làm một viên chũ tướng, mắt ta phãi thấy cái địa thế của giặc, đóng binh chỗ nào, và phãi biết binh giặc hư thiệt nhiều ít thế nào, nên bỗn thân ta phãi đi mới được, hai ngươi cứ việc theo ta không sao phòng ngại, nói rồi Công-chúa với hai thễ nữ lên ngựa ra đi.

Đi đặng một đổi, cách xa đồn chừng ít dậm, kế tới một khoãn rừng cây rậm rạp, Công-chúa với hai thễ-nử cởi ngựa đi chậm chậm dựa nơi mé rừng, bổng nghe tiếng lá khô kêu rạo rạo trong rừng, kế thấy một người ở trong bụi cây nhãy ra, tay cầm gươm, tay cầm đèn, dọi qua một cái rồi mất.

Công-chúa liền la lên một tiếng « đàng ta », thì thấy tên kia đã nhãy tới trước mặt công-chúa, và cúi đầu rồi chống gươm đứng dựa bên đường hầu đón, Công-chúa với hai thễ-nử liền giục ngựa tới và hỏi tên ấy rằng:

— Phục binh của ta ở đâu?

Tên ấy đáp rằng: Bẩm công-chúa phục binh đều núp trong đám rừng nầy.

— Nãy giờ ngươi có thấy quân giặc léo hánh đến đây chăng?

— Bẩm công-chúa, nãy giờ chúng tôi núp trong rừng nầy rình coi, mà chưa thấy chúng nó léo tới.

Công-chúa nghe tên ấy nói vậy, liền lấy tay khoát ra một cái và bão rằng:

— Thôi, ngươi cứ việc vào rừng núp theo chỗ cũ mà coi chừng chẳng nên hơ hõng.

Tên ấy thưa vâng, rồi lui lại nhãy ngay vào rừng một cái, và chun mất trong mấy bụi cây.

Thễ-nử Huỳnh-anh thấy vậy thì hõi Công-chúa rằng:

— Bẩm công-chúa, khi nãy chúng tôi thấy một ánh sáng dọi lại, kế nghe Công-chúa la lên một tiếng « đàng ta » đó là nghĩa gì? chúng tôi không hiểu.

Công chúa nghe thễ-nữ hõi, thì day lại đáp rằng:

— Chổ nầy là chổ ta đễ phục binh mà coi chừng và ngăn ngừa quân giặc; khi chúng ta đến đây, quân mai-phục trong rừng không biết ai, nên phải rọi đèn mà coi, hễ rọi một lần thứ nhứt, thì phãi lấy khẩu hiệu riêng mà trã lời rằng: « đàng ta », thì chúng nó biết là người của mình, còn khi chúng nó rọi đèn hai lần, mà không trã lời theo khẩu hiệu ấy, thì là người giặc, tức thì mấy trăm mũi tên trong rừng, đều phát ra một lược, đó là một đội quân ta để phòng trong lúc đêm khuya, sợ quân giặc đem binh đến thình lình mà cướp đồn phá lůy, nói rồi Công-chúa và hai thể-nử đều giục ngựa chạy tới.

Khi chạy qua khỏi rừng ít dậm, kế tới một chổ đồng trống, Công-chúa và hai thễ-nữ liền quức ngựa chạy mau, bổng thấy dưới đất nhãy lên hơn ba chục người, đều mặc đồ đen, tự đầu tới chơn, mổi người đều một tay mang khiên, một tay cầm giáo rần rần áp lại, bộ tướng dử dằn.

Công-chúa liền la lên một tiếng « đàng ta » thì thấy mấy người ấy cúi đầu, rồi đứng ra hai bên mé đường đều có hàng ngũ thứ tự.

Công-chúa ngồi trên ngựa, tay gò cương, tay cầm bửu kiếm, day lại hỏi rằng:

— Nãy giờ chúng bây ở đây có thấy quân giặc động tịnh thế nào không?

Mấy tên kia trả lời rằng:

— Bẫm công-chúa, hồi nãy chúng tôi thấy có một toán quân giặc, ước chừng hai mươi người, đi phía bên kia đồng, rồi thẵng qua hướng bắc, chắc là quân đi do thám của giặc.

Công-chúa nghe rồi thì bão rằng:

— Vậy chúng bây cứ việc chung xuống hang mà núp đó, chờ chúng nó đi ngang qua đây, thì áp lên bắt nó cho được, rồi dẫn về cho ta. Nói rồi công-chúa lấy tay khoát ra một cái, tức thì ba mươi mấy tên quân ấy đều nhảy ra lề đường lẹ làn, rồi chun mất xuống hang, chẵng còn một người ỡ trên mặt đất: hai thể-nữ ngó lại, thì thấy trên mặt đất liền lạc như thường, không thấy lổ hang chi hết, đó rồi công-chúa và hai thễ-nữ giục ngựa chạy tới; chậy được ước chừng it dậm, thấy một vòng binh trại cũa giặc Tây-sơn đóng dựa mé triền dài theo chơn núi.

Công-chúa liền gò cương ngừng ngựa, đứng nhắm một hồi, rồi lấy tay chĩ trên một hòn núi nhỏ kia, và day lại nói với hai thế nữ rằng:

— Chúng ta phải lên hòn núi thỗ-sơn nầy mà xem vào binh trai của giặc mới rõ.

Hai thể nử nói: Bẫm Công-chúa, hòn núi đó ở gần dinh trại của giặc lắm, nếu chúng ta lên đó, e quân giặc ngó thấy thì khó lòng.

Công-chúa mỉn cười và nói rằng:

— Hể muốn tìm châu thì phải xuống biển, muốn biết ngọc thì phải vào non, nay ta muốn biết binh tình của giặc hư thiệt, nhiều ít thế nào, thì phải đến đó xem coi mới rõ, nói rồi, Công-chúa và hai thể-nử cởi ngựa chạy tuốc lên núi, lần lần leo lên trên chót, đứng ngó bốn phía vòng binh của giặc, thấy đèn đuốt lờ mờ, chói ra leo lét, ngó vào chính giữa vòng binh, thấy trước dinh trại có cậm một cây đại kỳ, thì biết là dinh trại của tướng giặc, rồi ngó ra phía sau, thấy đồ đạt ngổn ngang, thì biết là chổ nhung xa lương-phạn, còn chung quanh vòng binh đều lẵng lặng yêm liềm, chỉ nghe vẳn vẳn những tiếng dùi trống nhịp sanh trong mấy trại quân, thỉnh thoãng nghe kêu thùng thùng rắc rắc.

Công-chúa đương cởi ngựa đi qua rảo lại trên đảnh núi, rồi đứng châm chỉ xem coi các trại binh giặc. Kế thể nử Huỳnh-anh chạy lại nói rằng.

Bẫm công-chúa, tôi nghe ở dưới chơn núi, có tiếng người nói lào xào, chắc là quân giặc tới đây, xin công-chúa phải mau mau trở về, kẻo chúng nó ngó thấy.

Công-chúa nghe nói liền quày ngựa xuống núi, bổng thấy một tướng giặc ở dưới núi bước lên.

Công-chúa với hai thể-nử lật đật quức ngựa chạy mau, tướng giặc thấy tức thì giực ngựa rược theo xuống núi.

Nguyên tướng giặc nầy là một viên tiểu tướng của Tây-sơn tên là Lê-văn-Quang, đêm ấy đem một toán quân đi tuần chung quanh binh trại, bổng thấy có bóng người qua lại trên đảnh núi, liền bảo quân ở dưới chơn núi coi chừng, rồi day lại nói với tên bộ hạ kia rằng:

Ta thấy trên núi có dạng người, vậy ta cùng ngươi cỡi ngựa lên coi, hay là quân giặc lén tới dòm hành, thám dọ dinh trại của ta đó chăng? nói rồi liền dắc nhau tuốt lên trên núi.

Khi lên tới đảnh núi, thấy ba người nữ-tướng đương cởi ngựa chạy xuống phía mé bên kia.

Lê-văn-quang với tên bộ hạ, hai người giục ngựa rược theo: Công-chúa và hai thể-nử chạy quanh lộn trong núi một hồi, rồi cứ noi theo đường củ thẳng tới.

Còn tướng giặc là Lê-văn-Quang, với tên bộ hạ, giục ngựa chạy trước, và truyền quân rược tiếp theo sau, Khi rược theo đặng ít dậm đường, thình tình con ngựa của Lê-văn-Quang, với tên bộ hạ đều quị hai chơn trước xuống đất, làm cho hai tướng giặc nầy té nhào xướng ngựa, chừng ngó lại thì thấy ngựa bị vấp chơn vào mấy sợi dây dăng ngang qua đường nên phải quị xuống.

Công-chúa và hai thể nử chạy trước, thấy hai tướng giặc té nhào xuống ngựa, liền quày lại bảo thể nử bắt hai tướng ấy vừa người vừa ngựa, rồi dẩn đi về trại, còn một toán quân giặc lục thục rược theo phía sau, mới vừa rần rần chạy tới, bổng thấy hai bên đường thình lình dưới đất trồi bên hơn ba chục người, đều cầm khiên vát giáo, áp lại hổn chiến một trận, quân giặc thất kinh, hàng ngủ lộn xộn, chẳng biết binh tướng ở đâu dưới đất thình lình trồi lên, ào ào áp tới, thì hoãn vía kinh hồn, chẳng dám cự chiến, rồi cả thảy đều bị quân mai phục của Công-chúa bắt hết.

Khi công-chúa về tới dinh ra giữa thính đường, thì quân đao-phủ đả dẩn tướng giặc là Lê-văn-Quang vào dinh.

Lê-văn-Quang ngó lên thấy công-chúa ngồi trên ghế cao, oai nghi trầm tịnh, sắc diện nghiêm trang, hai bên có hai thế-nử Bạch-Yến với Huỳnh-Anh, đều đai kiếm mang gươm, đứng hầu tề chỉnh, thì nghỉ thầm rằng:

— Khi nảy ta gặp người nầy trên núi, ngở là mội người tướng sỉ tầm thường, chẳng dè là Ngọc-Duệ công-chúa, ta đã nghe danh bấy lâu, nay mới thấy đây, thật là đáng một viên nử-tướng, nghi biểu đường đường, lại có vẽ thuyền quyên quốc-sắc, nghĩ vậy rồi theo quân đao-phủ buớc vào thính đường yết kiến.

Công-chúa thấy thì hõi rằng:

— Ngươi tên chi, và làm chức gì của giặc Tây-sơn Nguyễn-Nhạc?

— Thưa, tôi là Lê-văn-Quang làm chức thiếu-úy.

— Còn chánh tướng đạo binh ấy là ai?\

— Thưa chánh tướng của đạo binh Tây-sơn nầy là Nguyển-văn-Kiêm.

— Đạo binh cũa Nguyển-văn-Kiêm quân sĩ ước đặng bao nhiêu? ngươi hãy nói thiệt ta nghe, bằng nói sai lời, thì ta không dung ngươi được.

— Thưa, đạo binh nầy chĩ có một ngàn mà thôi.

Công-chúa nghe rồi, liền truyền cho đao-phũ quân đem Lê-văn-Quang và mấy chục quân giặc đều giam cấm vào ngục, và bão lấy đồ sắc phục của quân giặc ấy cho tướng sĩ mặc vào, giã làm đội quân cũa Lê-văn-Quang, rồi đi tiên-phong kéo tới trại binh Tây-sơn, áp vào mà cướp giết quân giặc, còn công-chúa với các tướng đem năm trăm binh mã theo sau đặng làm hậu tập.

Khi quân tiền đội cũa công-chúa kéo tới dinh trại Tây-sơn, mấy tên quân canh nhựt trước dinh, thấy quân ấy mặc một sắc phục như chúng nó, thì tưởng là quân tuần thám của Lê-văn-Quang trở về; nên không nghi ngờ tra hõi chi hết, đến chừng đội quân ấy lại gần, liền rút gươm giết chết mấy tên quân canh, rồi kéo thẵng vào trại, còn năm trăm binh hậu tập của công-chúa theo sau, tức thì kéo tới như giông, rồi xông vào áp giết quân giặc một trận rất dử.

Quân giặc đương ngủ, thình lình nghe binh mã ào ào áp tới, thì hồn bất phụ thễ, không kịp trở tay, bị binh cũa công-chúa tràn tới, lớp chém lớp đâm, tên bắn ra như mua bấc, quân Tây-sơn hoãn kinh rùng rùng kéo nhau chạy hết.

Lúc bấy giờ tướng giặc là Nguyển-văn-Kiêm, xông ra cãn cự không lại, rồi củng vỡ chạy theo quân.

Công-chúa đắc thế đùa binh rược theo một hồi rất xa, rồi mới truyền lịnh thâu binh trở lại.

Trận nầy công-chúa đoạt được lương phạn khí giới rất nhiều, và nổi lửa đốt hết dinh trại quân giặc, rồi kéo binh trỡ về, thì canh đã gần tàng, trời hầu rựng sáng.

Nguyên tướng Tây-sơn Nguyển-văn-Kiêm có tánh kiêu căng khinh thị công-chúa Ngọc-Duệ là một nữ tướng, tài bộ bao nhiêu, nên ơ hờ chẵng thèm đễ ý đề phòng cẫn thận, vì vậy mà đêm ấy bị công-chúa đem binh cướp trại, và bị thất bại một trận rất to, chiến trượng nhung xa, hao mất chẵng biết bao nhiêu mà kễ.

Sáng bữa sau Nguyển-văn-Kiêm hội tập binh mả lại đặng sáu bãy trăm quân, còn đồ đạt, khí giới lương thão đều bị công-chúa đoạt hết.

Vua Tây-sơn Nguyễn-Nhạc ở Saigon nghe Nguyển-văn-Kiêm thất trận, liền sai Nguyễn-danh-Tập, làm đốc chiến đem năm trăm quân lên Biên Hòa mà trợ chiến cùng Nguyễn-văn-Kiêm, đặng đánh với công-chúa.

Khi Nguyển-danh-Tập đem binh lên hiệp với Nguyển-văn-Kiêm, rồi phân làm hai đạo, kéo tới vây phũ đồn lũy cũa công-chúa Ngọc-Duệ, quyết đánh một trận mà rữa sạch tiền cừu.

Công-chúa liền truyền lịnh cho các tướng sĩ phãi cố thũ trong đồn mà cự chiến với giặc.

Nguyển-văn-Kiêm liền truyền quân áp tới phá đồn hãm trận, công-chúa đứng trên mặt đồn, đốc suất tướng sĩ lấy cung nỗ súng ống bắn ra như mưa.

Quân Tây-sơn phũ vây đánh phá mặt tiền hơn mười bữa, quân sĩ bị nhằm tên đạn, mà chết chẵng biết bao nhiêu, nhưng không lấy đặng.

Bửa nọ quân Tây-sơn nữa đêm áp tới, mỗi đứa đều mang một cái khiên đễ đỡ tên bắn, rồi xốc vào bên dồn, bắt thang leo lên hãm trận một cách dử dội.

Công-chúa thấy binh Tây-sơn ào vô hằng hà sa số, quân sĩ trong đồn thế cự không lại, bèn truyền lịnh mở cửa đồn sau, rồi rút binh theo đường rừng mà chạy.

Khi Nguyễn-văn-Kiêm đoạt đặng đồn giữa rồi, kéo binh qua lấy đồn tả, và đồn hửu, đặng kiếm Công-chúa mà bắt, thì Công-chúa đã đem quân sĩ bộ hạ chạy đi xa rồi, kế gặp Lê-văn-Quang ở trong ngục phá cửa chạy ra.

Nguyển-văn-Kiêm bèn sai Lê-văn-Quang hiệp với Nguyển-danh-Tập đem binh rược theo, truy tầm Công-chúa mà bắt cho được.

Lúc bây giờ Công-chúa chạy theo đường rừng tuốc qua Thủ-dầu-một, thì chỉ còn quân sỉ bộ hạ chẳng đầy một trăm.

Công-chúa bèn kiếm chổ tìm tàng, tạm ẩn ít ngày, đặng chờ tin chồng là Nguyển-hửu-Thoại qua xiêm về, rồi sẽ tùy cơ liệu luợng.

Bữa nọ Công-chúa với hai thể nử Huỳnh-anh và Bạch-yến, đương ngồi nơi nhà hậu đường bàn tính công việc, bổng có một người xin vào ra mắt.

Công-chúa lật đật bước ra, thấy tên nội thị của Nguyển-vuơng là Phụng-Tường thì vội vàng hỏi rằng:

— Ủa quan nội thị Phụng-Tường, ngươi đến đây có việc chi?

Phụng-Tường thấy Công-chúa liền vội vàng bước tới thi lể rồi bẫm rằng:

— Bẫm Công-chúa, tôi vâng lịnh Nguyễn-vuong đến tìm Công-chúa.

Vưong-mẩu và Vương-huynh ta bình yên mạnh giỏi chăng?

Bẫm Công-chúa, lịnh Vương-mẫu và Đức Nguyển- vương đều mạnh khoẻ hết cả.

— Vậy thì nhà ngươi tìm ta đến đây về việc binh tình quốc sự, hay là về việc gia quyến của ta?

— Bẩm Công-chúa, tôi phụng mạng lịnh quốc-mẩu và Đức Nguyển-vuong sai đến tìm kiếm Công-chúa, đặng trao thơ nầy cho Công-chúa khai khán, nói rồi liền lấy phong thơ trong áo trao ra.

Công-chúa lấy thơ rồi đứng trước bàn, chúc cho lịnh Vương-mẩu và Vương-huynh hai tiếng bá phúc, rồi dở thơ ra xem; thơ nói như vầy:

« Ta vội vàng tả ít hàng vắn tắc cho Công-chúa hiền mụi đặng rỏ; trước khi ta cất bút đề thơ, ta đã gạt mấy giọt nước mắt thương tâm mà tỏ cho hiền mụi hay rằng: Phu-tướng của hiền mụi là quan Chửong-cơ Nguyển-hửu-Thoại, trong lúc phụng sứ qua Xiêm, cầu binh cứu giúp, rủi thay mới vừa nữa đường, gặp quân Tây-sơn và quân Caoman cãn trở, làm cho quan Khâm-sứ Nguyễn-hửu-Thoại phải sa xuống vực thẩm, mà táng mạng giữa chốn chiến trường kia rồi. »

Công-chúa đứng trước bàn, vừa đọc tới đây, thì la lên một tiếng: Ủa! và nói: Trời ôi! phu-tướng ta đã táng mạng giữa chốn chiến trường kia rồi! Nói vừa dứt, thì hai mắt Công-chúa dường như có một chòm mây kéo qua, làm cho tối tâm mờ mịt, rồi mặt mày chán ván, bủng rủng tay chơn, bức thơ đương cầm nơi tay, bổng chúc đã rớt ngay xuống đất, rồi xiểu mình nơi bàn mà bất tỉnh.

Hai thễ-nử đứng hai bên thấy vậy liền chạy lại đở Công-chúa ngồi nơi ghế, thì thấy Công-chúa, mặt đả tái xanh, hai thễ-nử kêu gọi một hồi, Công-chúa tỉnh lại, liền lấy khăn lau nước mắt, rồi đở thơ xem tiếp đoạn sau, thấy nói như vầy:

« Hiền-mụi ôi! ấy là cơ trời xui khiến, vận nước đảo điên, nên gặp nhiều cảnh ngộ gian nan, làm cho lòng người lắm đều chua xót, nay cung quyến còn tỵ nạn tại cù-lao Phú-quốc, và ta đương lo chiêu tập các đạo binh nghỉa-dỏng cần-vương, rồi sẽ toan bề phục thâu bờ cỏi, bây giờ hảy còn nước bước linh đinh, minh mang trời bể, chưa định đi ở nơi nào! vì vậy ta vâng lịnh từ mẩu gởi thơ nầy, khuyên hiền-mụi chẳng nên quá ư chác thảm mua sầu, mà tâm thần hao tổn, vậy thì hiền-mụi hảy bỏ đồn Bình-Hóa, bải việc chiến chinh, đặng mau mau theo quan nội-thị Phụng-Tường mà trở ra Phú-quốc, ngỏ cùng cung-quyến sum hiệp một nhà, kẽo lịnh từ mẩu ngày đêm trông đợi. »

Công-chúa xem thơ rồi, khóc nức nở một hồi, bèn day lại nói với Phụng-Tường rằng:

Quan nội-thị, phiền ngươi về trước tâu lại cho Vương-Mẫu và Vương-Huynh ta hay rằng: ta đã thất thủ đồn Bình-Hóa, và quân Tây-sơn đương đem binh ruợc theo, truy tầm tứ hướng, vậy ta phãi kiếm nơi tạm trú mà tỵ nạn ít ngày, đặng chờ quân Tây-sơn rút binh trở về, chừng ấy ta sẻ lần ra Phú-quốc mà sum hiệp cùng từ mẩu và Vương-Huynh ta mới đặng.

Phụng-Tường lãnh mạng rồi từ giã Công-chúa ra về, bổng có quân thám thinh vào báo rằng:

— Bẩm Công-chúa, có Lê-văn-quang, và Nguyển-danh-Tập đem binh truy tầm Công-chúa, bây giờ đương đóng dinh trại nơi rừng nầy, cách chừng năm dặm.

Công-chúa hỏi: binh nó cả thãy ước chừng bao nhiêu?

— Bẩm Công-chúa, đội quân của Lê-văn-Quang đi tiền đạo ước chừng năm chục người, còn đạo binh của Nguyển-danh-Tập đi sau độ chừng hai trăm quân sỉ.

Công-chúa nghe nói ngẫm nghĩ một hồi, rồi day lại nói với các Quân sỉ rằng:

— Thằng Lê-văn-Quang đã bị ta bắt được một lần, không giết là may, bây giờ hãy còn đem binh rược theo, vậy thì số nó đã muốn chết về tay ta, nên ngày nay đến đây mà nạp mạng, nói rồi Công-chúa liền bảo năm chục quân sỉ đem cung tên ra núp dựa mé rừng, chờ Lê-văn-Quang đi đến, thì bao nhiêu mũi lên sẽ phát ra một lược mà giết nó, còn Công-chúa với hai thế nữ, đem ba chục quân nhơn ra dẩn dụ tướng giặc.

Lê-văn-Quang thấy Công-chúa cởi ngựa ra trận, chĩ có hai ba chục quân nhơn, liền đốc binh kéo tới xáp chiến.

Công-chúa truyền quân vừa đánh vừa chạy thối lui, Lê-văn-Quang thấy Công-chúa chạy trước, thì đốc quân sỉ rược theo, quyết bắt Công-chúa cho được mà lập đầu công, khi rược tới khoãn rừng rậm kia.

Lê-văn-Quang sợ có phục binh, bèn bão hai mươi quân sĩ đi trước dọ đường, còn mình đem binh theo sau, lần lần tấn tới.

Khi thấy quân tiền đội đi trước đã xa, mà chẳng có phục binh ngăn trở, thì cười và nói với tướng sỉ rằng: Ngọc-Duệ chẳng biết dụng binh, nếu chổ nầy mà có phục binh, thì ta ắc không đường sanh lộ, nói rồi liền giục ngựa kéo binh rược theo, chẳng dè Công-chúa đứng núp trong rừng, để quân tiền đội đi qua, chẵng cho náo động chi hết, chờ khi Lê-văn-Quang đi tới, tức thì Công-chúa hô lên một tiếng; thì năm chục quân mai phục trong rừng, cũng rập nhau ré lên dậy trời, rồi nhắm ngay Lê-văn-Quang, bắn ra như mưa bấc.

Lê-văn-Quang hoãn kinh quày ngựa muốn chạy, bổng đâu một mủi tên bay tới trúng ngay vào mặt, anh ta la lên một tiếng châu ôi! thì đã bị mười mấy mũi tên khác bay tới gâm vào trên mình, tức thì té nhào xuống ngựa mà chết, còn mấy chục quân sỉ lớp bị thương, lớp bị chết, rồi kéo nhau chạy hết.

Kế đạo binh cũa Nguyễn-danh-Tập ùng ùng kéo tới hơn hai trăm, binh cũa công-chúa tuy cứ hiểm, ân núp trong rừng bắn ra, nhưng mà số binh ít lắm, nên đánh không lại, còn binh cũa Nguyển-danh-Tập ào ào tràn tới, lớp lấy lữa đốt rừng, khói bay mù mịt, lửa cháy đõ trời, lớp đem binh rược theo công-chúa mà tập nã.