Bước tới nội dung

Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ mười

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ MƯỜI

Nặc-Vinh dấy loạn giết Hoàng-huynh

Nguyển-Ánh sai binh cứu Chơn-Lạp


Cây nhuộm lá xanh, đào phơi nhụy đỏ, thắm thoát thiều quang trong chín chục, ngày lại qua con én đưa thoi: mơ màng điệp trướng trót năm canh, đêm xẩn bẩn tiếng gà giục thúc, rượu tiễng chúc tỉnh say say tỉnh, giọng ôn-tồn to nhỏ nhỏ to, lời riêng riêng những dặn dò, nỉ non lúc chuyện khi trò hỏi hang; Nàng ôi thức ngũ hởi nàng, lầu-tây nguyệt xế điện-vàng tảng canh.

Nàng nghe chăng? dậy, dậy, sáng rồi sao? sáng rồi, — quốc-vương sấm sữa chưa? — đả sẵn sàng hết cả, — nầy rượu Hồng-cúc đây quốc-vương uống thêm một ly, uống thêm một ly nửa nào, — nàng uống với ta cho vui, — thiếp sợ say lắm mà, — không say đâu, say rồi thì ngũ mà sợ nổi gì, — quốc-vương hãy uống đi, ừ ta uống rồi, nàng uống nghé. — Thôi đi, hai gò má thiếp đỏ lên đấy rồi, đừng ép thiếp nữa. Há, Há, Há, đẹp lắm, tốt lắm, quốc-vương đừng cười thiếp mà... — Hố, Hố, Hố, gò má nàng đõ như trái đào, ta xem ngộ lắm, — quốc vương đừng nói, thiếp mắc cở lắm mà, nầy xin quốc-vương uống thêm một ly nữa đi, — thôi, ta đi kẻo trưa, — quân ngự lâm ở đâu? — chúng nó chờ ta ngoài điện, — vậy thiếp xin chúc cho quốc-vương nhứt lộ bình yên, — ừ, ta cũng chúc cho nàng ở nhà mạnh khỏe nghé. — Thưa vâng

Nhửng lời trên đây là lời cũa một vị quốc-vương Cao man nói với một nàng vương-phi trong cung, trước khi đi săn bắn.

Vậy đây xin nói về sự vua nước Cao-man là Nặc-Tôn, có một nàng hầu rất yêu dấu, nàng nầy tên là Chất-băng-Nhả, vẩn là người Xiêm lai, thật một gái quốc sắc thiên hương, dung nhan kiều mị, nước da trắng đỏ, tóc dợn như mây, tròng mắt đen láng như huyền, mình mẩy xem rất điệu dàng yểu điệu, mặt mày đầy đặn, hai má ửng hồng, thật là một gái tuyệt sắc giai nhơn, trong hàng nử-lưu cũa nước Chơn-Lạp.[1]

Vua Nặc Tôn tánh ưa điền điệp[2] thường hay vui thú lâm tuyền, bửa nọ đem quân sĩ và chó săn lên núi Tà-lơn đi săn, nàng Chất-băng-Nhả ở trong cung một mình, bèn ra sau Ngự-viên dạo cảnh chơi hoa, xem cây cỏ cho tiêu sầu khiển muộn.

Lúc bấy giờ trong một cái đền ở gần ngự viên, là đền cũa vua em tên là Nặc-Vinh, ông Hoàng nầy trạc chừng ba mươi mấy tuỗi, diện mạo đoan trang, đương đứng trong đền ngó ra Hoa-viên, thấy nàng Chất-băng-Nhả đi thơ thẩn một mình, theo mấy vòng bông, xem rất xuê xang đẹp đẻ, liền tuốt ra cửa sau, thỉnh thoảng bước vào Hoa-viên, thấy nàng ấy đương vói tay hái một nhánh bông tường-vi, rồi nhắm nhía săm soi, vừa để lên mủi mà hưởi.

Hoàng Nặc-Vinh liền bước lại một bên, mỉn cười mà nói nhõ nhẻ rằng:

— Chào Hoàng-phi, Hoàng phi đi dạo hoa viên một mình, vậy chẵng là buồn bực lắm chăng?

Nàng Chất-băng-Nhả nghe nói liền day lại thấy Hoàng-đệ là Nặc-Vinh, thì ngạc nhiên có vẻ sượng sùng, rồi thối lui ra hai ba thước mà đáp rằng:

— Chào Hoàng-đệ, tôi nhơn hoàng-cung rảnh việc, nên ra dạo chơi kiển vật giải buồn, hoàng-đệ vào đây bao giờ, tôi mắt xem hoa, nên không thấy mà tiếp chào, vậy xin miểng lể.

Hoàng Nặc-Vinh ngó châm chỉ nàng ấy rồi mỉn cười mà nói rằng: tôi đương ỡ trong đền, thấy vương-phi đi một mình, thế cũng sầm tịch quạnh hiu, nên lật đật ra đây hầu chuyện cùng vương-phi cho giải muộn, nói rồi day lại bẽ một nhành bông tường-vi, dâng cho nàng và nói tiếp rằng:

— Xin lỗi vương-phi, tôi coi ý vương-phi thích bông tường vi nầy lắm, nhưng chẵng biết vương phi xem sắc bông ấy có đẹp chăng?

Nàng Chất-băng-Nhả nghe hõi, mỉn cười mà đáp rằng:

— Thưa tôi lấy làm thích ý, tôi xem sắc bông ấy đẹp lắm, nội hoa viên nầy muôn tía ngàn hồng, nhưng tôi xem lại thì chẵng bông nào sánh đặng.

Hoàng Nặc-Vinh liền bước xích lại, cười và nói rằng:

— Thật vương-phi nói chẳng sai lời, theo ý tôi cũng cho sắc bông ấy là đẹp lắm; nhưng mà tôi tưỡng còn một sắc nữa rất đẹp đẽ bội phần, là cái sắc của vương phi đó vậy, và mùi thơm tho bông ấy củng kém hơn cái mùi thơm cũa vương-phi đây nữa.

Nàng Chất-băng-Nhả nghe nói thì có vẻ thẹn thuồng, rồi hai má đào non, bổng chút rần rần ửng đõ và đáp lại rằng:

— Tôi là một gái tầm thường trong hàng cung phi, xin hoàng đệ chớ nên quá khen, làm cho tôi thẹn lòng e lệ.

Hoàng Nặc-Vinh ngó nàng ấy châm chỉ, rồi mỉn cười mà nói rằng:

— Tôi chẳng phải muốn đều dua mị mà quá khen vương phi vậy đâu, thật rõ ràng vương-phi là một người sắc nước hương trời, mình ngà vóc ngọc, làm cho ai thấy cũng phải mê mẩn tâm hồn, động tình ái mộ, mà nhứt là tôi đây đã mắt chứng đa tình thì không thế gì dằn đặng. Vậy nếu vương-phi đem lòng đoái lưỡng, chẵng chê tôi là kẻ lảng hạnh cuồng-sanh,[3] thì xin vương-phi bước tới Hoa đình, đặng tôi tõ ít lời tâm sự.

Nàng Chất-băng-Nhả nghe nói thì có vẽ e lệ rồi đáp rồi:

— Sự nầy là một sự rối loạn luân thường, xin Hoàng-đệ chớ làm như vậy không nên, nếu quốc-vương hay ra, thì chẵng những trong vòng anh em sanh sự cừu thù, mà tôi đây cũng chẵng khỏi phạm nhằm đại tội.

Hoàng Nặc-Vinh nói: quốc-vương người đã nhàn du điền điệp, chẵng có trong cung, chổ nầy là chổ tịch mịch cấm viên, ai dám vào đây mà hoàng-phi ái ngại, nói rồi bước lại nắm tay nưng lên và tõ cách tha thiết rằng:

— Nàng ôi! cái ái-tình tôi đối cùng nàng bấy lâu, những mảng thầm thương trộm nhớ trong lúc tịch mịch canh trường, cái tình ấy đã dồn dập trong lòng tôi, xiết bao là ngày trông tháng đợi, nay may gặp được dịp nầy, vậy xin nàng hảy vui lòng cho tôi gần đặng cái vóc ngọc mình vàng của nàng đây, mà tỏ nổi tình riêng, cho thỏa chút bình sanh sở-nguyên, thì rất vinh hạnh cho tôi biết là dường nào, nói rồi nắm tay Chất-băng-Nhả dắc vào Hoa-đình lân la trò chuyện.

Lúc ấy có một nàng công-chúa đi với hai đứa cung-phi, cũng ra dạo Hoa-viên, người xem bông, kẻ nhắm kiển, dắc nhau đi rão theo mấy còng hoa, khi chuyện chuyện, lúc trò trò, khi cười cười, lúc nói nói, quanh quanh lộn lại, ước đặng hồi lâu, khi đi gần tới hoa-đình, một nàng cung-phi bước ra khõi vòng cây, xảy thấy Hoàng-đệ với nàng Chất-băng-Nhả dắc nhau bước vào hoa-đình, thì biết hai người sanh sự gian dâm tình tệ, liền day lại nói nhỏ với Công-Chúa rằng:

— Thưa Công-Chúa chẵng biết hai người nào dắc nhau vào trong hoa-đình, tôi xem giống hình hoàng đệ là Nặc-Vinh với vương-phi là Chất-băng-Nhả.

Công-Chúa nghe nói lấy làm lạ và nói rằng:

— Chổ nầy là chổ cấm-viên của vua cha ta, chĩ có Hoàng hậu vương-phi cùng các chị em ta được vào đây mà nhàn du ngoạn cảnh vậy thôi, kỳ dư bất luận là Hoàng-thân quốc thích, bất luận là đế tử vương-tôn nào, cũng đều cấm tuyệt, không ai được vào đây mà nhàn du hết cả, nay sao Hoàng-thúc lại dám phạm cấm luật, thâm nhập vào đây, mà trò chuyện gì với vương-phi như vậy? cũng là một đều rất trái, nói rồi liền dắc hai nàng cung-phi, lén lại đứng dựa hoa-đình, rình coi một hồi, thì nghe hai người đương ngồi trò chuyện cùng nhau, nhỏ to thầm thỉ.

Công-chúa liền vội vã trở gót vào cung, đặng chờ vua cha trỡ về, sẻ đem hết sự tình tâu lại.

Kế bửa sau vua Nặc-Tôn đi điền điệp về, công-chúa liền đem hết sự tình tệ trong ngự-viên, tâu lại cho vua cha nghe.

Vua Nặc-Tôn nghe rồi liền nổi trận lôi đình, vổ bàn mắng Hoàng Nặc-Vinh là đứa mạng pháp triều đình, loạn luân ngổ nghịch, tức thì giáng chĩ đày Nặc-Vinh ra trấn thủ biên thùy, chẳng cho ở lại quốc-đô triều-điện, và đòi nàng Chất-băng-Nhả đến bắt tội và hỏi rằng:

— Chất-băng-Nhả, my là đồ thất tiết nử lưu, dâm ô xũ phụ, trong khi ta đi nhàn du điền điệp, sao mi dám ra cấm viên mà gian giếu cùng Nặc-Vinh, tội mi đả đáng phân thây, đặng để làm gương mà răng loài dâm phong ác tục.

Chất-băng-Nhả thấy vua Nặc-Tôn phừng phừng thạnh nộ, thì rung rảy khép nép mà thưa rằng:

— Tâu quốc-vương, xin quốc-vương bớt cơn thạnh nộ, lấy lượng hải hà, thẩm xét sự ấy cho thiếp nhờ, kẻo ức lòng tội nghiệp. Từ khi quốc-vương đi nhàn du điền điệp, thiếp ở một mình trong cung buồn bực, nên ra Hoa-đình hứng mát xem bông cho khuây lảng tâm thần, đặng giải cơn phiền muộn, chẵng dè Hoàng-đệ là Nặc-Vinh mong lòng tà dục. Chẳng kể cốt nhục luân-thường, thình lình lén đến cấm-viên, rồi lấy lời ghẹo nguyệt trêu hoa mà làm sự tồi phong bại tục, song thiếp chĩ giữ một lòng vàng đá cùng quốc-vương, chẳng hề dám làm đều chi trái lẻ, rồi lật đật vào cung, đặng chờ quốc-vương trở về, sẻ đem hết sự tình tệ Nặc-Vinh, tõ bày cho quốc-vương rỏ biết.

Vậy xin quốc-vương xét lại mà coi, chổ cấm viên nầy là chổ của quốc-vương lập ra, đễ cho Hoàng-hậu và chị em chúng tôi ra đó hứng mát xem hoa, ngoài ra, bất luận là quốc thích hoàng-thân, chẳng một ai được phép loạn vào Hoa-viên; mà xem nhắm kiển.

Nay Hoàng-đệ Nặc-Vinh đem lòng tà dục, lén đến bức ép thần thiếp trong chốn Hoa-đình, tội ấy là tự nơi Hoàng-đệ gây ra, chớ thần thiếp đâu dám sanh đều tình tệ.

Quốc-vương ôi! xin quốc vương suy đi xét lại, từ khi thần-thiếp mông ơn vỏ lộ, mà được quốc-vương tuyễn trạch vào cung đến nay, dẩu thần-thiếp ở cùng quốc-vương một ngày, củng là nghĩa vợ tình chồng, thiếp phải giử một lòng trinh bạch mà đối phó cùng quốc-vương, cho trọn chử luân-thường, chớ lẻ nào thiếp dám đem thói lảng hạnh bạc tình, làm cho nhục nhơ danh tiết vậy sao?

Vậy xin quốc-vương mở lượng nhơn từ, khoan dung tha thứ, nếu quốc vương ban ơn mưa móc, rưới xuống cho thân phận một gãi liều bồ, thì dầu thiếp thịt nát xương tan, cũng quyết giữ ngọn gìn vàng cùng quốc-vương, chẳng dám dời lòng đổi dạ. Nói rồi nức nở khóc lên, xem sắc mặt rất âu sầu thãm đạm.

Vua Nặc-Tôn nghe nói liền ngó nàng ấy cách nghiêm nghị và vổ bàn mà nói lớn rằng:

— Chất-băng-Nhả, mi đã làm một vị vương-phi, ăn sung mặc sướng, sao mi không biết giữ các danh giá mi cho xứng đáng một gái trung trinh liệt-nữ, một bực hoàng-hậu vương-phi, lại đem thói trắc nết lang dâm, vào giữa hoa đình; trò chuyện với Nặc-Vinh, làm cho nhục nhơ danh tiết, mà mi còn lão khẩu chối sao?

Ta nói cho mi biết, cái thứ gái lang tâm cẩu hạnh, mèo-mã gà đồng như mi vậy, ta xem như một vật thúi tha, thấy mà phãi khạt miếng nhổ đàm, thấy mà phãi chán nhớm góm ghét, nếu để mi thì chẵng những mi lây sự dơ dáy trong chốn cung đình, lại bay cái tiếng nhục nhơ ra cã triều quận.

Những gái hèn mạt như mi, dẩu cho một bực hạ lưu dân giả cũng chẳng muốn dùng, huống hồ là một bực quốc vương như ta, ngôi cao tước trọng, phú quới vinh hoa, nội trong nước nầy, lại không lựa được một bực quốc sắc thuyền quyên, trung trinh tiết hạnh hay sao? mà phải dùng một gái dâm ô như mi, cho rối loạn triều cương, cho ô danh sỉ tiết.

Chất băng Nhả hỡi mi, mi phải biết rằng: cái tội dâm ô trắc nết cũa mi ngày nay, ta không thế nào dung thứ mi đặng, cái tội mi đã đáng làm một con quỉ không đầu ở dưới lưỡi đao của ta, đặng mà răng thói dâm ô của đoàn phụ-nữ.

Chất-băng-Nhã, ta hỏi mi, nếu mi thiệt là một gái trung trinh liệt nử, tiết hạnh thuyền quyên, mi biết giữ một lòng, một dạ, như sắt như đinh, dầu Nặc-Vinh là một đứa cường bạo dâm ô, cũng chẳng thế nào gần gũi mi được mà chuyện trò gian diếu, nay cái tình tệ mi đã bại lộ ra rồi, mi còn gì mà chối từ nữa đặng. Nói rồi liền đòi công-chúa, cùng hai nàng cung-phi ra hõi chứng cớ rõ ràng, bèn truyền lịnh cho quân đao phủ đem Chất-băng-Nhã ra ngoại thành xử trảm.

Chất-băng-Nhả thất kinh liền hạ mình quì ngay trước mặt vua Nặc-Tôn, khóc lóc và kiếm lời năng nỉ nói rằng:

— Ôi quốc-vương ôi! sự nầy là tại Hoàng-đệ sanh lòng dâm loạn, làm cho tiện thiếp phải chịu hàm oan, dầu thiếp cùng quốc-vương gá nghĩa một ngày, cũng phải giữ vẹn trăm năm danh tiếc, lẻ đâu thiếp dám đem thói bạc tình, mà làm cho nhục nhơ phẩm hạnh vậy sao?

Xin quốc-vương lấy lượng nhơn từ đại độ, dung thứ cho một gái bạc mạng hàm oan nầy, đã quì dưới đây mà khóc lóc khẫn cầu cùng quốc-vương và xem trông quốc-vương như một vị phật-tổ Di-Đà, thiên-tôn Bồ-tác, nếu quốc-vương lấy lòng trời phật dung thứ cho thần-thiếp một phen; thì cũng như quốc vu tu tạo cữu cấp phù-đồ,[4] mà siêu độ kẻ trầm luân khổ hải, thần-thiếp xin thệ một lời cùng trời phật và quốc-vương; từ đây về sau, thiếp chẵng dám để cho ai làm đều chi loạn luân nghịch lý.

Vua Nặc-Tôn trầm tư mặc tưởng một hồi, rồi hạ lịnh dạy nội thị đem nàng Chất-băng-Nhả bõ vào cấm-cung một năm, chừng mảng hạng sẻ đuổi về dân giả.

Nàng Chất-băng-Nhả bị vua Nặc Tôn đày vào cấm-cung chẵng đầy hai tháng, mà giọt sầu lai láng xem tháng dường năm, đêm nọ vào khoản canh ba, thoạt nhiên trong cấm cung phát lữa cháy lên rất dử, quân nhơn lật đật vào đền báo cho vua hay, vua và các quan chạy ra thấy cung thất đã cháy tiêu, vua Nặc-Tôn day lại nói với các quan rằng:

— Cái cung nầy là chổ của nàng Chất-băng-Nhả ở, nay đã bị lữa cháy tiêu, thế thì Chất-băng-Nhả phãi chết, nói rồi liền truyền quân bươi lữa cào than, kiếm coi có thây của nàng ở trong hay chăng đặng cho mai táng.

Quân lính bươi kiếm một hồi, bổng thấy một cái thây đã nám mặt phồng da, co đầu rút cổ, bọc lộ thi hài, mình mẫy đều cháy đen như than, xem rất gớm ghê kỳ dị.

Vua Nặc-Tôn thấy vậy thì bàn nghị với các quan rằng:

— Sự nầy tại nàng Chất-băng-Nhả đem thói bạc tình lảng hạnh, tánh nết xấu xa, làm cho rối loạn luân thường, nên ngày nay phải bị lửa trời sát hại, nói rồi, vua tôi kéo nhau về cung, và truyền quân tẩn liệm thi hài, rồi đem ra ngoại thành mai-táng.

Cách ít lâu đến ngày chúc-thọ cho vua Nặc-Tôn, các quan vào triều chúc mừng cho vui xong rồi, kế thấy một người đến trước cửa đền cầu xin ra mắt.

Vua Nặc-Tôn nghe báo liền truyền lịnh cho vào, và hỏi rằng:

— Ngươi ở đâu có việc chi mà cầu xin ra mắt hảy nói cho ta nghe.

Người ấy liền quì mọp trước đền bái yết xong rồi, tâu rằng:

— Tâu quốc-vương, tôi là người ỡ Ô-đông, có qua xứ Bắc-tâm-Bang (Battambang) lập đặng một bọn hát múa gươm đánh vỏ theo cách hát Xiêm. Nay tôi nghe đến ngày làm lể chúc-thọ quốc-vương, nên đến xin quốc-vương cho chúng tôi vào đền, trước là dâng một thứ hát đặng chúc-thọ cho quốc-vương, sau là diển một tấn tuồng lạ cho quốc-vương xem chơi giải muộn.

Vua Nặc-Tôn nghe nói thì vui lòng, liền day bảo người ấy rằng:

— Vậy thì đêm mai, ngươi phải đem bọn hát vào ngự-viên, và lựa một xuất tuồng cho thiệt hay mà diển cho ta xem thữ.

Tên ấy phụng mạng lui ra, rồi trở về sắp đặt bọn hát, đặng đêm mai sẻ vào ngự-viên mà diển kịch.

Nguyên đêm đầu vua có thiết bày yến tiệc tại ngự-viên, mời hàng các quan văn vỏ đến hội-yến, khi vua và các quan yến ẩm rồi thì có các cô mái hát rầm, mỗi người đều cầm một cây đèn sáp, và nai nịch đồ sắc phục rằn rực đỏ xanh, rồi kéo ra giữa ngự-viên, tay huơi đèn, chơn rảo bước, khi cúi mọp xuống, khi nẩy ngửa ra, khi xơm tới, lúc thối lui, nhún lại xang qua, múa men cách diệu dàng uống éo, xem mấy ngọn đèn quanh quanh lộn lộn, hai bên mình các cô mái, nhán ra muôn đạo hào-quang, sáng lòa rực rở.

Khi múa đèn xong rồi, các cô mái lại lấy mỗi người một cái lục lạc, thứ lớn thứ nhỏ, tiếng kêu khác nhau, rồi ra trước ngự-đình, tay thì rung lục lạc, chơn thì rão múa, một bên sân hát, có đánh nhạc ngủ-âm, tiếng lục lạc hòa với tiếng ngủ-âm, cái thì kêu rổn rổn, cái thì giọng ken ken, in nhịp in nhàn, rập bồn rập bác, nghe rất thanh thao êm ái.

Qua đêm sau, vua và các đình thần đều ra ngự-viên xem bọn hát Bắc-tâm-Bang, thấy trước sân hát đả bài trí kiễn vật nghiêm trang, và sắp đặt cuộc hát có lớp lang thứ tự, trống chiêng inh ỏi, cờ xí rở ràng, hai bên sân hát gươm giáo đều la liệt giăng hàng, và đèn đuốt thắp lên sáng rở kế thấy trong buồng hát kéo ra mười người, đều mặc y phục theo Xiêm, xem rất hoa mỹ, đứng giửa sân hát chúc-thọ cho vua xong rồi, liền trở vào buồng, một chập thấy trong buồng kéo ra hơn hai mươi con hát, mỗi người đều mặc vỏ phục gọn gàn, và tay cầm chỉa ba, lưng dắc đãng kiếm, trước sân hát có treo một tấm bãn đề chử nói rằng: « xuất tuồng nầy là xuất diển vỏ. »

Kế thấy hai người trong buồng chạy ra, một người tay cầm trường thương, và mang một cái mặt nạ vằn vện dữ dằn, như một vị lôi-công, và một người tay cầm song đao, cũng mang một cái mặt giã, xem tướng mạo như một vị thần-nữ, đầu đội mão như mão kiêm-khôi, mình mặc vỏ-phục sát da, như một cái thiết-giáp; tướng mạo hung hăng, xem rất kỳ quan dị mục. Cả hai huơi gươm múa giáo, xốc lại xang qua, tiếng giáo dụng với tiếng gươm, nghe kêu ren rẻn.

Vua Nặn-Tôn và các quan ngồi trước ngự-đài, đương châm chỉ xem coi, thình lình bổng nghe một tiếng pháo nổ lên rất to, tức thì hai tên múa giáo ấy, chạy xốc ra nhảy lên ngự-đài, rồi lại đâm vua Nặc-Tôn một thương, vua Nặc-Tôn tránh không kịp, bị tên ấy thích một mũi giáo vô ngực, tức thì nhào xuống chết liền.

Các quan ai nấy đều thất vía kinh hồn, kế thấy ngoài ngự viên rần rần kéo vô hơn hai trăm quân lực-sỉ vỏ-đao, áp lại phủ vây chung quanh ngự-đài, mổi người đều chống giáo hươi đao, hầm hầm sát khí.

Các quan thấy vậy đều rung rẫy kinh hoàng, chẵng một ai dám ra cản ngăn chống trả.

Tên mang mặt nạ vằn vện kia, giết chết vua Nặc-Tôn rồi, liền chống giáo đứng trước ngự-đài và nói lớn lên rằng: các quan hãy nghe ta nói:

— Quốc triều nầy là sự nghiệp của vua cha ta để lại, mà Nặc-Tôn chẵng kể anh em, lại chiếm đoạt một mình, rồi đày ta ra chốn góc biển đầu non, chẵng cho chung hưởng sự vinh hoa phú quí, và xem cái Triều-đình nầy cũng như một món đồ riêng trong túi; nên ta phải giết Nặc-Tôn, đặng lên ngôi nối nghiệp tổ-tông và cấm quyền chánh trị; các quan ai thuận tình, thì ta thưởng tước phong quan, bằng nghịch mạng thì chớ trách rằng: gươm nầy là giống tàn nhẫn sát hại; nói rồi liền lấy cái mặt nạ xuống, các quan ai nấy ngó lên thấy tên ấy rõ ràng là Nặc-Vinh, là em của vua Nặc-Tôn, thì đều sững sờ kinh dị; đó rồi Nặc-Vinh bước lại lấy cái mặt giả của người kia ra, thì thấy người ấy là nàng hầu của vua Nặc-Tôn khi trước là nàng Chất-băng-Nhả, chừng ấy các quan đều ngơ ngẫn sửng sờ như giấc chiêm bao, không biết Chất-băng-Nhả nào đã bị cháy trong cấm-cung, còn Chất-băng-Nhả nào nay lại sống đó?

Nặc-Vinh giết vua anh rồi, liền kéo binh vào đền, đặng tìm kiếm Hoàng-tử mà giết cho tuyệt tộc.

Lúc bấy giờ may có một quan bảo-giá, tên là Chiêu-căng-Mu, vẫn là người trung thành nghĩa dỏng, thấy Nặc-Vinh dấy loạn giết anh soán ngôi, liền dắc vợ con vua Nặc-Tôn trốn ra ngoài thành, rồi chạy xuống Long-Xuyên mà đào nạn.

Khi Chiêu-căng-Mu cứu vợ vua Nặc-Tôn và Hoàng-Tữ là Nặc-In, với một nàng Công-Chúa ra khõi thành đô Caoman, rồi dắc nhau chạy xuống Long-Xuyên kiếm nơi trú ngụ.

Bữa nọ Hoàng-Hậu khóc nức nở và nói với quan bão-giá là Chiêu-căng-Mu rằng:

— Quan bảo-giá ngươi ôi! chồng ta đã bị Nặc-Vinh sát hại, mẹ con ta nhờ người ra tay cứu nạn, mà được sống sót ngày nay, cái ơn của người tế khổn phò nguy, mẹ con ta ngàn năm cũng còn ghi lòng tạc dạ, nếu không ngươi thì mẹ con ta cũng chẵng khõi Nặc-Vinh sát hại.

Quan bão-giá ngươi ôi! cái huyết mạch của tiền vương, bây giờ chỉ còn một Hoàng-Tữ đây thôi, vậy thì cái sanh mạng của mẹ con ta ngày nay, xin gởi gấm nơi tay ngươi, ngươi là thần-cứu-mạng của chúng ta, ngươi là kẻ bảo-hộ cho con cái ta, vậy ngươi hảy lo liệu thế nào, mà khôi phục cơ đồ, và báo oán rửa hờn cho chồng ta, là vua Nặc-Tôn, thì cái oan hồn uổng tử của chồng ta ở dưới cữu-tuyền, cũng kết cỏ ngậm vành, mà cám ơn ngươi là một đáng trung thần nghỉa sỉ.

Quan bão-giá ngươi ôi! ngươi có biết trong triều ngoài quận, bây giờ còn ai là kẻ có lòng phò nguy tế khổn, còn ai là kẻ liệt sỉ trung thần nữa không, đặng cầu cứu cùng người mà đồ mưu thiết kế thì mới đặng, nói rồi khóc lóc nỉ non, chứa chan giọt lụy.

Chiêu-căng-Mu nghe Hoàng-Hậu than thở và han hỏi mấy lời, thì ngẫm nghỉ một hồi rồi lắc đầu mà đáp rằng:

— Nặc-Vinh là một đứa loạn luân tàn bạo, lại đương lúc thế mạnh binh cường, tôi xem nội triều các quan văn vỏ thảy đều là lũ dua mị cầu vinh, tham sanh húy tử, lúc thới bình thì chúng nó là bực lộc trọng danh cao, mà cơn bát loạn thì bọn ấy là loại gà sành chó đất, chúng ta bấy giờ không còn trông mong gì đến bọn ấy nửa đặng.

Công-chúa thấy mẹ than thỉ khóc lóc với quan bão giá Chiêu-căng-Mu, thì cũng động lòng rơi lụy rồi hỏi rằng:

— Mẹ ơi! con thấy trong lúc phụ-vương sanh-tiền, mổi năm thường đem lể vật mà cống sứ vua Xiêm, nay gặp lúc nước loạn nhà nghiêng, mẹ con ta nhơn dịp nầy, sai người cầu cứu vua Xiêm, họa may người nghĩ tình cựu hảo lân ban, đem binh cứu giúp, đặng khôi phục cơ đồ và giết quân nghịch mà trã thù báo oán thì mới đặng.

Hoàng-Hậu nghe công-chúa nói, còn đương nghĩ suy lưỡng lự chưa biết quyết định lẽ nào.

Lúc bấy giờ Hoàng-tữ Nặc-In mới vừa sáu tuổi, đứng một bên mẹ thấy chị là công-chúa nói vậy, cũng rưng rưng nước mắt rồi ngó mẹ mà nói rằng:

— Mẹ ơi! con nhớ năm ngoái, quan sứ của Xiêm có cho con một cây gươm tốt quá, để con lấy gươm ấy giết chết quân nghịch mà trả thù cho cha đặng không? nói rồi chạy lại lấy cây gươm bằng cây, sơn son phết vàng, đem ra đứng trước mặt mẹ, một tay chống nạnh, một tay cầm gươm, trợn mắt phùng mang, rồi nói với chị là công-chúa rằng:

— Chị, mọi lần tôi lấy gươm nầy đánh giặc với mấy đứa bày trẽ trong cung, chúng nó thất kinh chạy hết, chị không thấy sao?

Công-chúa thấy Hoàng tử còn nhỏ, mà lời nói có khí phách hùng hào, thì mĩm cười rồi kéo hoàng-tữ lại đứng bên mình, vuốt ve và nói rằng:

— Nặc-In, em ôi! phụ-vương bị quân nghịch giết rồi, bây giờ chị em mình, còn mẹ góa con côi, thế cô sức yếu, trong triều đều là lũ tham quan ô lại, là bọn giá-áo túi-cơm, chĩ có một quan bão-giá đây là người có nghỉa-đởm trung-thành, theo phò hộ mẹ con ta đó thôi, chớ không còn biết ai mà nương nhờ tin cậy, thế thì phãi cầu cứu nước khác giúp mình, họa may mới đặng trã thù rửa hận.

Hoàng-Hậu nghe công-chúa nói, thì ngó Chiêu-căng-Mu mà hõi rằng:

— Quan bảo-giá ôi! Người có thế chi cầu cứu vua Xiêm đặng chăng?

Chiêu-căng-Mũ nghĩ nghị một chút rồi day lại đáp rằng:

— Bẩm Hoàng hậu, bên Xiêm lúc bây giờ còn đương nội loạn, trong nước chưa yên, dầu có cầu cứu nơi người, e cũng uổng công vô ích, chi bằng ta cầu cùng nước Việt-Nam là đức Nguyễn-Ánh, bây giờ người làm Đại-Nguyên-soái tại Saigòn, binh ròng tướng giõi, pháo nhạy thuyền đông, và lại cận tiện nước bước đường đi, thế cũng dể việc tấn binh cứu cấp, vậy xin Hoàng-hậu để cho kẻ hạ-thần bổn thân đi xuống tỉnh thành Saigon, đặng cầu xin Đức Nguyễn-Ánh đem binh cứu viện, thì họa may mới đặng thành công.

Hoàng-Hậu nghe Chiêu-căng-Mu bàn nghị mấy lời, rất hiệp ý bằng lòng, rồi rưng rưng nước mắt mà đáp rằng:

— Quan bão-giá người ôi! sự nầy là mẹ con ta xin phú thát cho người lo liệu, xin người ráng sức đồ mưu toan kế, mà giúp đở nước nhà, may đặng khôi phục cơ đồ, thì công ơn nhà ngươi sẻ ghi chạm nơi giữa đền vàng, mà lưu truyền hậu-thế.

Chiêu-căng-Mu liền sắp đặt hành trang, và từ giả Hoàng-Hậu rồi đi với ít tên quân nhơn, thẳng xuống Saigon, vào nhà sứ quán nghỉ ngơi, sáng bửa sau đến trước dinh môn, xin vào ra mắt.

Đức Nguyển-Ánh bữa ấy ra giữa soái phủ, hai bên có các tướng văn vỏ hội tề; kế quân hầu vào báo rằng có quan bảo-giá nước Cao-man tên là Chiêu-căng-Mu xin vào ra mắt.

Đức Nguyễn-Ánh liền hạ lịnh cho vào.

Chiêu-căng-Mu lật đật vào dinh bái yết xong rồi, Đức Nguyển-Ánh mời ngồi nơi ghế mà hõi rằng: quan bão gióa đến đây có việc quốc sự chi chăng?

Chiêu-căng-Mu khép nép thưa rằng:

— Bẫm lịnh Nguyên-soái, tôi có một việc quốc sự rất ngặt nghèo, nên bôn tẫu đến đây, cầu xin Nguyên-soái đem binh cứu trợ, trong nước tôi mới sanh ra một cuộc đại biến, quốc-vương tôi là vua Nặc-Tôn bị em là Nặc-Vinh giết chết, dành nước đoạt ngôi, làm cho cả nước Cao-man lê dân đều thán oán. Nặc-Vinh nầy là một đứa tham tàn bạo ngược, gây nên một sự rối loạn triều cương, và ỷ thế cậy oai, mà làm chuyện thương tàn cốt nhục, nên kẻ thần hạ liều sanh xả tử, phò tá Hoàng-Hậu cùng Hoàng-Tử đào nạn xuống đây, đặng cầu cứu cùng đại ban Nguyên-soái, xin Nguyên-soái niệm tình chúa tôi là lân ban tiểu quốc, thì đem binh diệt loạn phò nguy, khôi phục cơ đồ cho nước tôi và tôn Hoàng-tử Nặc-In lên ngôi, nối nghiệp tiền-vương, đặng cho quốc thới dân khương, hưởng sự thăng bình hạnh phước, chừng ấy tệ-ban sẻ xin phục tùng dưới quyền bảo-hộ của quới quốc, mạ thọ tước xưng thần, ngõ hầu nhờ chút bóng cờ Việt-Nam chỡ che, thì quốc-vương ôi và cả thãy thần dân đều cãm đội ơn đức của Nguyên-soái vô cùng, chẵng hề dám quên lời giao ước.

Đức Nguyển-Ánh nghe nói liền hỏi rằng:

— Nặc-Vinh giết anh soán ngôi như vậy, cã triều thần nước người chẳng có một ai ra mà phò nguy dẹp loạn đặng sao?

— Bẩm Nguyên-soái cã triều-thần và quốc dân thãy đều bất bình, nhưng thấy Nặc-Vinh, thế mạnh binh nhiều, nên không ai dám ra đối đương khán cự, chĩ có kẻ hạ thần với một hai người trung nghỉa, thấy vậy chẳng lẻ mặc thị điềm nhiên, song thế yếu sức cô, nên phãi phò tá Hoàng-Hậu cùng Hoàng-Tử xuống đây, ngõ cầu cứu với đại ban, đặng khử trừ quân giặc.


   




Chú thích

  1. Chơn-Lạp là nước Cao-man.
  2. điền điệp là săn bắn.
  3. Lảng hạnh cuồng sanh là người hay điên vì tình, lẵng vì nết.
  4. Phù đồ là chùa là tháp của phật.