Bước tới nội dung

Gia Long tẩu quốc/Tự

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

TỰ

Hảy đọc quốc sử, hảy đọc quốc sử, ấy là tiếng của các nhà trí thức đương thời, hằng kêu ca cùng quốc dân ta vậy.

Nghĩ vì quốc sử xứ nầy, chỉ có một ít nhà khão-cứu và trước-tác thông thuộc mà thôi, còn phần đông không hiểu biết truyện ký nước nhà là gì cả, Họa chăng còn nhớ vài tích hoang đàng kỳ quái, như Sơn-Tinh Thủy-Tinh, nàng Mỵ-Châu với áo long ngổng, Lý-chiêu-Hoàng háo sắc, Trần-thủ-Độ cao mưu, chính nhửng người hô hào rằng mình con Hồng cháu Lạc, chưa chắc đã biết rỏ Hồng-bàn-thị và Lạc-long-quân ở về đời nào, nhớ đến Trưng-nữ-vương đánh Mả-Viện là nhờ câu:

Đồng-trụ chí kiêm đài vị lục,
Đằng giang tự cổ huyết du hồng.

銅 柱 至 今 苔 未 綠
藤 江 自 古 血 猶 紅

Nhớ đến sự tích bà Triệu Ẩu là nhờ câu:

Cửu-chơn có ã Triệu-Kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.

Trong đám bình dân ít học, thì nhờ một hai câu ấy mà còn tưỡng tượng phưởng phất nơi lòng, kỳ dư đối với lịch sữ nước nhà, xem ra rất lơ là nguội lạnh.

Quốc dân ta đọc đến lịch sữ nước Pháp, thấy một người chọc trời khuấy nước, nghinh ngang một cỏi biên thùy, bình phục các nước bên Âu một lúc, là Nả-bá-Luân (Napoléon) thì có lòng sùng bái kính trọng mà khen rằng :

Thật là một vị anh hùng, thật là một tay hào kiệt.

Đọc lịch-sữ Hy-lạp (Grec) thấy Á-lực-Sơn-đại (Alexandre le grand) nam phạt Ba-tư (Perse) Tây chinh ai-cập (Egypte) thì trầm trồ khen rằng : thật là siêu quần, thật là bạc tỵ.

Đọc Lịch-sữ Tàu, thấy Tiết-nhơn-Quí chinh Đông, La-Thông tảo Bắc, Ngủ-Hổ bình Tây, và thấy Nguơn-thái-Tổ lày Thiết - mộc - Chơn (Tamerlan) chinh Nga, Hốt-tất-Liệt (Koubilaï) phạt Tống, thì khen rằng : thật hào-kiệt, thật anh hùng, nhưng hỏi lại nhửng người danh-nhơn vĩ-tích trong nước mình là ai, thì coi bộ ngẩn-ngơ chẳng biết, thật cũng là :

Lạ thay cho cái nhơn tình,
Chuyện người thì sáng chuyện mình thì lu.

Vậy nên muốn phổ thông quốc sữ, chẳng chi hay bằng trích ra một đoạn, rồi đặt thành tiểu-thuyết, như nhà trước tác đại danh Langsa là Alexandre Dumas, vẫn có đặc tài về lối ấy.

Tân-dân-Tữ tiên sanh là nhà sữ-học văn-chương, lại lịch lảm nhơn tình thế thái, cũng có ý như vậy, nên đã gia công khão cứu nhiều bộ Sữ-ký Tiền-triều của người Tây và người Annam soạn, mà điền thàn một bổn lịch-sử tiểu-thuyết đề là « Gia-Long tẩu quốc »

Quyển tiểu-thuyết lịch-sử nầy làm ra rất dày công phu, khó nhứt là phãi sấp đặt ra những chuyện tích thế nào cho liên lạc, bố trí cách nào cho hoàn toàn, chuyện nội sử với ngoại truyện ăn nhau, mà có ý vị thâm trầm, dể khiến lòng người ham mộ.

Huống chi ngôn từ chãi chuốt, dể đọc dể nghe, có chổ củng « múa men ngọn bút lang-đài, trường văn tô điểm một vài bông hoa. » thi vận thanh tao, đối đáp chính chắn.

Quyển lịch-sữ tiểu-thuyết nầy, ngoại trừ một vài ý tưởng và lời lẽ dường như của người đời nay mới sãn xuất ra, củng kể là một thiên kiệt tác. Người thường đọc đến ắc phải hoan nghinh, người rộng học xem vào cũng có lý thú, nghỉa là toàn quốc có thễ xem mà không tiếc ngày giờ.

Dẩu rằng tiểu thuyết mà nếu có thể tập cho quốc dân quen thuộc các tên tuổi nhà công thần phụ tá Cao-Hoàng, bình được Tây-Sơn, lên ngôi Cữu-Ngủ, như Lê-văn-Duyệt, Nguyễn-văn-Thành, Nguyễn-huỳnh-Đức, Châu-văn-Tiếp, Vỏ-Tánh, vân vân, cũng đũ bổ ích.

Nói qua cang thường luân lý, trước tác là một nhà nho học, những đều thương phong bại tục là đều khã ố của tiên sanh, chưa lật sách ra, dám đoán chắc rằng ở trong có đủ gương, Trung, Hiếu, Lể, Nghỉa.

Tri Phủ : TRẦN-VĂN-TẤN

Délégué Administratif à

CẦNGIUỘC