Bước tới nội dung

Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ tám

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 171 (6. 10. 1932)

I. Verbe đơn và kép

[sửa]
Chữ Hán Đọc Nghĩa
Thỉnh Xin
Cầu Cầu, xin; tìm
請 求 Thỉnh cầu Demander, supplier
Yêu đón; bắt bí
要 求 Yêu cầu Exiger
Tán Giúp; khen
Thành Làm nên
贊 成 Tán thành Applaudir
Tổ Dóc, bện
Chức Dệt
組 織 Tổ chức Organiser
Triệu Mời, vời
Tập Nhóm
召 集 Triệu tập Convoquer
Giải Cổi, mở (trói)
Quyết Làm cho dứt khoát
解 決 Giải quyết Résoudre
Tán Làm cho tan đi
解 散 Giải tán Dissoudre
Phối Sánh; hiệp
分 配 Phân phối Distribuer
Chế Cắt và may (áo)
Tạo Dựng nên
製 造 Chế tạo Fabriquer
Tuyên Rao ra
Ngôn Nói
宣 言 Tuyên ngôn Déclarer
Bảo Giữ
Hộ Cứu giúp
保 護 Bảo hộ Protéger

II. Cắt nghĩa thêm

[sửa]

Verbe cũng có đơn có kép; như những verbe kép ta học hôm nay đó, là ghép hai verbe đơn mà thành ra.

Đại để làm ra những verbe kép là để mà ngăn tách sự đại đồng tiểu dị (nuance) của mọi sự cử động cho khác hẳn ra. Như cầu xin là sự giống nhau, nhưng trong cách cầu xin có khác, thì phải nói thỉnh cầu hay yêu cầu để cho phân biệt trong khi mình muốn phân biệt.

Thêm một cái ví dụ nữa, như chữ . Vấnhỏi, hỏi gì cũng là hỏi hết, nhưng khi muốn phân biệt, thì phải thêm một chữ nữa làm thành verbe kép để chỉ rõ ra: Hỏi có ý thăm thì nói thám  () vấn hay phỏng () vấn; hỏi có ý gạn thì nói cật () vấn hay vấn nạn (); hỏi để coi có đúng với lời kẻ khác nói không thì nói chất () vấn; hỏi mà dọa nạt tra khảo như hỏi tù thì nói cúc () vấn...

Đó là nói những verbe kép nguyên có của Hán văn thì như vậy. Từ ngày có chữ Tây truyền qua, muốn dịch chữ Tây ra, để nguyên những verbe cũ không đủ dịch, người ta phải ghép thêm mà làm verbe kép mới nữa; ấy là như những chữ tổ chức, giải quyết vân vân...

Những verbe kép vẫn ghép bằng hai verbe, nhưng cũng có khi ghép bằng một verbe với một adjectif. Ấy là như những chữ 改 良 (cải lương: améliorer), 廣 告 (quảng cáo: faire la publicité), 暗 示 (ám thị: suggérer), thì chữ (là lành), chữ (là rộng), chữ (là tối) đều là adjectif cả. Tuy vậy, khi nó đã đi với một verbe mà làm nên verbe kép như vậy thì phải kể nó là một verbe thôi, chớ không được kể nó là adjectif nữa.

Chữ nguyên đọc là yếu mà đây đọc là yêu. Yếu là tiếng nom, nghĩa là chỗ ngặt, chỗ hiểm, cho nên hay nói rằng hiểm yếu, khẩn yếu. Nhơn ở tiếng nom nghĩa nó như vậy, nên khi làm nó ra verbe, đọc là yêu, thì nghĩa nó là đón, là bắt bí, đều có dính với nguyên ý ở bên tiếng nom.

Như nói đón đường người nào đó mà giết đi thì nói 要 之 於 路 (lộ là đường) 而 殺 (sát là giết) ; ấy là nghĩa đón.

Lại đời xưa có người làm bề tôi mà đóng quân ở một thành kia, xin vua mình thế nọ thế khác, nếu không cho thì cử binh làm phản, như vậy kêu bằng 要 君 (yêu quân, quân là vua); ấy là nghĩa bắt bí.

(yêu) tức là chận chỗ ngặt và bắt bí. Bởi nó có nghĩa như vậy nên mới ghép với chữ cầu làm thành verbe kép để chỉ nghĩa xin mà có ý đòi cho kỳ được, không được không nghe.

là hiệp nhiều sợ tơ, sợi chỉ dóc lại thành một sợi lớn.

分 配 là chia vật gì ra nhiều phần (ấy là nghĩa phân) rồi mỗi phần lại cho nó hiệp với vật khác (ấy là nghĩa phối). Như thợ sắp chữ trong khi trả chữ, cầm một mớ chữ bằng chì trên tay, coi mỗi chữ ở hộc nào thì trả về hộc ấy, ấy là phân phối (Tiếng Pháp cũng gọi việc nầy là distribuer).

III. Văn pháp Verbe pronomial

[sửa]

Verbe pronominalverbe mà cái kết quả của sự hành động lại quật lại trên người hành động, họ phải chịu lấy. Những verbe ấy trong Hán văn có dùng mấy chữ adverbe để trên verbe mà làm thành ra.

1. chữ (nghĩa là mình), chung cho ba ngôi số một. Như nói: 我 自 思 (tôi nghĩ lấy tôi); 汝 不 可 (bất khả là chẳng nên) 自 棄 (mầy chẳng nên bỏ mình); 彼 不 自 知 (tri là biết) (nó chẳng biết mình).

2. chữ (tương là nhau), chung cho ba ngôi số nhiều. Như nói: 吾 儕 相 信 (chúng ta tin nhau); 汝 等 相 告 (cáo là báo); (chúng bay bảo nhau); 彼 輩 相 抱 而 哭 (chúng nó ôm nhau mà khóc).

(Cũng là số nhiều mà khi trong ý mình cho tiếng pronom ấy là một unité, không rẽ nó ra, và tùy theo nghĩa của verbe nữa, thì cũng có thể nói được. Như 吾 儕 自 信, 彼 等 自 知 vân vân).

3. chữ (hỗ là lẫn), cũng chung cho ba ngôi số nhiều.

Phải phân biệt với khác nhau như vầy: Khi nào chỉ muốn tỏ ra hai bên có quan hệ với nhau thì nói đủ rồi. Nhưng khi nào cũng hai bên quan hệ nhau, mà lại muốn tỏ ra bên giáp quan hệ với bên ất và bên ất quan hệ với bên giáp thì phải nói .

Vậy như 相 助 (trợ là giúp) thì bên giáp giúp cho bên ất mà thôi, chớ bên ất không giúp cho bên giáp, cũng nói 甲 乙 (giáp ất) 相 助 được. Nhưng khi nói 甲 乙 互 助 là khi muốn chỉ rõ ra giáp giúp cho ất, ất lại giúp cho giáp nữa.

Tuy vậy, ít khi nói một chữ không mà thôi, phần nhiều nói 互 相. Như (bằng là bạn) 友 互 相 助 (bạn hữu giúp lẫn nhau); (lưỡng là hai) 人 互 相 詰 問 (hai người gạn hỏi lẫn nhau).

Lại ba ngôi số nhiều cũng có khi nói được 自 相. Là khi muốn chỉ rõ rằng trong một số nhiều ấy làm chi thì làm với nhau, chớ người ngoài không dính với. Như nói: 汝 等 自 相 殘 (tàn là hại) (Bọn nầy tự giết hại lấy với nhau); 兄 弟 自 相 爲 仇 (cừu là thù) (Anh em tự làm kẻ thù với nhau).

Một điều nên nhớ. − Người ta ít hay phân biệt và hay lầm lộn nhứt là chữ với chữ (đọc là điệt), vậy tiện đây cắt nghĩa rõ mà phân biệt đi.

Như câu: 兩 人 互 相 爲 賓 (tân là khách) (chủ là chủ), thế nghĩa là: hai người làm khách chủ lẫn cho nhau, người nầy làm chủ, người kia làm khách, và người nầy làm khách, người kia làm chủ. Trong câu đó nói hàm hỗn như vậy, chớ không có ý tách ra cho rõ về thời gian.

Cũng câu ấy nhưng đổi một chữ, nói: 兩 人 迭 相 爲 賓 主, thì nghĩa là: hai người đắp đổi làm khách chủ cho nhau, hết người nầy làm chủ, người kia làm khách, rồi mới đến người nầy làm khách, người kia làm chủ. Ấy là có ý chỉ rõ về thời gian vậy.

Vậy thì 互 相 nghĩa là lẫn nhau, là réciproquement; còn 迭 相 nghĩa là đắp đổi nhau, là l'un après l'autre.

IV. Những thành ngữ dùng vào Quốc văn

[sửa]

無 所 不 至 = Vô sở bất chí: Không có điều chi là chẳng đến. Chỉ về người bậy bạ quá thể, giống gì làm cũng được hết, không biết xấu hổ.

患 得 患 失 = Hoạn đắc hoạn thất: đã lo cho được, rồi lại còn lo nỗi mất đi. Gốc ở câu trong “Luận ngữ”: Ký hoạn đắc chi, hựu hoạn thất chi. Nói về kẻ tiểu nhân trong bụng cứ lo như vậy. ( hoạn là lo).

畫 虎 不 成 = Hoạ hổ bất thành: Vẽ hùm chẳng nên. Gốc ở câu hoạ hổ bất thành phản loại cẩu mà bỏ hỏng ba chữ dưới; câu ấy nghĩa là: vẽ con cọp chẳng nên trở giống con chó. Ví với bắt chước cái hay mà không được trở thành ra dở.

不 進 則 退 = Bất tấn tắc thối: Chẳng tới thời lui. Nói về sự học, hễ chẳng càng ngày càng giỏi thì càng ngày càng dở.

進 退 兩 難 = Tấn thối lưỡng nan: Tới lui chi cũng đều khó hết. Nói về khi gặp cảnh khốn khó giữa đường.

難 進 易 退 = Nan tấn dị thối: Khó tới dễ lui. Nói về người ở đời có tánh cao khiết: khi tới là có chầu vời lắm mới tới; còn khi lui, hễ trái ý một cái là lui.

V. Tập dịch

[sửa]

Hãy dịch những câu nầy ra tiếng ta:

1. 汝 不 可 自 以 爲 是 (Thị là phải)

2. 彼 自 護 其 短

3. 吾 二 人 相 對 而 坐 於 地 上

4. (ngư là cá) 相 忘 於 江 湖 (hồ là hồ, lac)

5. 其 妻 與 其 妹 相 推 諉 (đọc là uỷ, nghĩa là nạnh hẹ).

Dịch rồi xem lại dưới nầy, chữ nào khó sẽ cắt nghĩa rõ.

1. Mầy chẳng nên cho mình là phải. (以 爲 verbe kép. Phải nhớ rằng verbe nầy có hai cách dùng: khi nói 以 爲 liền nhau; còn khi nói 以 爲 ... Tức như nói 以 黑 (hắc là đen) 爲 白 (bạch là trắng). Nó cũng như verbe lấy làm của khi nói lấy làm liền nhau, cũng có khi nói rời như lấy đen làm trắng. – là phải, đối với  (phi) là quấy.

2. Nó tự che chỗ dở của mình. ( là vắn, là dài. Đây thành ra nom, đoản là chỗ dở, cũng như trường là chỗ hay. Cũng nói  所  短所 長 được).

3. Hai chúng tôi đối mặt nhau mà ngồi trên đất.

4. Cá quên nhau nơi sông và hồ. Chữ đây phải hiểu là số nhiều. Câu nầy xuất sách Trang Tử, ý nói cá ở dưới nước tự nhiên mà sống, không con nào nhìn biết con nào làm chi.

5. Vợ nó và em gái nó nạnh hẹ lẫn nhau ( là cùng, là và, như chữ et)

PHAN KHÔI