Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 13

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 13 (23 Octobre 1936), trang 4 - 5.

I. Học câu[sửa]

1/ 花 開. Đọc: Hoa khai. Nghĩa: Hoa nở.

2/ 花 自 開. Đọc: Hoa tự khai. Nghĩa: Hoa tự nở.

3/ 花 開 於 樹 上. Đọc: Hoa khai ư thọ thượng. Nghĩa: Hoa nở ở trên cây.

4/ 花 開 滿 枝. Đọc: Hoa khai mãn chi. Nghĩa: Hoa nở đầy nhành (cành).

5/ 花 速 開. Đọc: Hoa, tốc khai. Nghĩa: Hoa, hãy nở mau.

1/ 風 搖 樹. Đọc: Phong giao thọ. Nghĩa: Gió rung cây.

2/ 樹 自 搖. Đọc: Thọ tự giao. Nghĩa: Cây tự rung.

3/ 風 搖 樹 於 庭 前. Đọc: Phong giao thọ ư đình tiền. Nghĩa: Gió rung cây ở trước sân.

4/ 庭 前 樹 自 搖. Đọc: Đình tiền thọ tự giao. Nghĩa: Cây tự rung ở trước sân.

5/ 樹 爲 風 所 搖. Đọc: Thọ vi phong sở giao. Nghĩa: cây bị gió rung.

6/ 勿 搖 此 樹. Đọc: Vật giao thử thọ. Nghĩa: Chớ rung cây nầy.

1/ 春 歸. Đọc: Xuân quy. Nghĩa: Mùa xuân về.

2/ 春 自 歸. Đọc: Xuân tự quy. Nghĩa: Mùa xuân tự về.

3/ 萬 物 同 歸 於 盡. Đọc: Vạn vật đồng quy ư tận. Nghĩa: Muôn vật cùng về nơi sự hết.

4/ 女 歸 夫 家. Đọc: Nữ quy phu gia. Nghĩa: Gái về nhà chồng.

5/ 汝 勿 歸. Đọc: Nhữ vật quy. Nghĩa: Mầy đừng về.

6/ 請 君 毋 歸. Đọc: Thỉnh quân vô quy. Nghĩa: Xin ông chớ về.

II. Cắt nghĩa thêm[sửa]

Hôm nay không học tiếng một nữa, bắt đầu học câu, nhưng là câu ngắn.

Bài “học câu” trên đây cốt học về các cách đặt verbe, chia làm ba sắp.

Sắp thứ nhất về verbe  khai

Câu 1 đặt như thế là về indicatif présent.  Chữ  khai ở đây là verbe neutre nên không có complément cũng đủ nghĩa và trọn cân được.

Câu 2 thành ra verbe pronominal

Câu 3 thêm complément indirect nữa, làm verbe  khai thành ra intransitif.

Câu 4, theo hình thức mà nói, thì như là nó không có complément indirect, vì không có chữ  ư. Nhưng thực ra thì câu này cũng có chữ  chi làm complément indirect và nên hiểu ngầm có chữ ư trên nó. Đáng lẽ nói 花 滿 開 於 枝 上 Hoa mãn khai ư chi thượng (chữ 滿 mãnadverbe) mà nói tắt đi.

Câu 5, về mode impératif.

Sắp thứ nhì về verbe  giao

Câu 1, giaoverbe actif.

Câu 2, giaoverbe pronominal.

Câu 3, làm verbe giao ra intrasitif, có complément indirect.

Câu 4, theo hình thức mà nói, trong câu không có chữ ư, thì verbe giao như không phải là intransitif nữa. Nhưng nó cũng vẫn là intransitif, vì đáng lẽ phải nói: 樹 自 搖 於 庭 前 Thọ tự giao ư đình tiền (庭 前 đình tiền làm complément indirect) mà đã đặt đảo lại và trốn chữ ư đi.

Câu này có thể là một câu thơ (une vers). Khi đặt theo lối thơ, người ta có thể đặt đảo đi và trốn những chữ hư tự là chữ để làm dính hai danh từ lại.

Câu 5, verbe giaoverbe posif.

Câu 6, về mode impératif. Chữ  thử đây là adjectif démonstratif, giống như ce, cet, cette, ces trong tiếng Pháp.

Sắp thứ ba về verbe  quy.

Câu 1, quymode indicatif présent.

Câu 2, quyverbe pronominal.

Câu 3, làm quy ra verbe intrasitif, có complément indirect. Chữ tận đây là nom.

Câu 4, cũng nên hiểu là có chữ ư trên chữ phu mà đã trốn đi.

Câu 5, là mode impératif, dùng với vai dưới.

Câu 6, cũng là mode impératif mà dùng với ngang vai hoặc vai trên.

Đây nhẫn xuống giải thêm nghĩa mấy chữ trên đây cần nên biết.

Chữ  khai có nghĩa là mở và cũng có nghĩa là nở, trổ. Nghĩa trên về verbe actif, nghĩa dưới về verbe neutre.

Chữ thọ là cây và chữ mộc cũng là cây. Nhưng mộc thì chỉ bao cả loài cây, cây đương sống và cây hạ xuống rồi làm gỗ đều được cả; còn  thọ thì riêng chỉ về cây đương đứng. Theo tiếng Pháp thì  thọplante và làm ra verbe thì nghĩa nó là planter (trồng).

Chữ  quy là về, cũng có nghĩa là trả lại, là đồ về, giống như chữ rendre trong tiếng Pháp. Như nói 歸 美 於 上 (quy mỹ ư thượng): trả điều tốt lành cho người trên; 歸 過 於 他 人 (quy quá ư tha nhân): đổ lỗi cho người khác.

III. Văn pháp[sửa]

Mode subjonctifconditionnel

Trong tiếng Pháp, verbe có chia ra sáu mode; còn trong Hán văn thì không chia gì cả, sự ấy chúng ta đã biết rồi.

Đem Hán văn gióng với Pháp văn mà nhận kỹ sáu mode của verbe, thì thấy ba mode kia: indicatif, infinitif, participe không có sự gì quan hệ, cho nên ở đây không nói đến.

Duy có ba mode: impératif, subjonctif, và conditionnel thì Hán văn dùng những hư tự mà phân biệt ra. Bài văn pháp tuần trước đã nói về mode impératif rồi; bài này nói về hai mode sau.

Theo mẹo tiếng Pháp thì subjonctif để chỉ sự hành động của một verbe chưa thực hiện, đương còn ở trong tư tưởng của người nào, gặp khi ấy thì verbe phải đổi ra cách khác.

Hán văn thì không thế, verbe cứ để nguyên mà chỉ dùng hư tự làm nẩy ra cái ngữ khí ấy mà thôi.

Vậy cho được tỏ ra cái ngữ khí là về mode subjonctif, người ta dùng những chữ hư tự này:

a/ chữ kỳ, tỏ ý trông mong ao ước, dịch ra tiếng ta, có thể nói được là “hãy” hay “ước gì”.

Như nói: 汝 其 勉 之 (Nhữ kỳ miễn chi): Mầy hãy gắng điều đó.

Lại kinh Thi có câu: 其 雨 其 雨 (Kỳ vũ, kỳ vũ), tỏ ý thi nhân trông mưa; có thể dịch ra tiếng ta là: “Ước gì trời mưa! Ước gì trời mưa!” Và cũng có thể dịch ra tiếng Pháp là: Qu’ il pleuve! Qu’ il pleuve!

b/ chữ 其 …... 乎 (kỳ … hồ), tỏ ý phán đoán điều gì mà không lấy làm chắc lắm, như trong Luận ngữ nói: 吾 其 爲 東 周 乎  (Ngô kỳ vi Đông Chu hồ): Ta có thể làm nhà Chu ở phương Đông ư!

Chữ 其 …... 乎 (kỳ … hồ) ấy, hoặc thêm chữ  vào mà nói 其 …... 矣 乎 (kỳ … hĩ hồ) cũng được. Chỉ khi nói như thế thì hàm có ý than khen.

c/ chữ 其 …... 與 (kỳ …. dư) cũng giống nghĩa với chữ trên, như trong Luận ngữ nói:  其 斯 之 謂 與 (Kỳ tư chi vị dư): Có lẽ là nói về điều đó ư!

Chữ 其 …... 與 (kỳ … dư) ấy hoặc thêm chữ  mà nói 其 …... 也 與 (kỳ … dã dư) cũng được.

Thế thì, như trên đây, hoặc nói  (kỳ…), hoặc nói 其 …... 乎 (kỳ … hồ), hoặc nói 其 …... 與 (kỳ …. dư), cũng đều có chữ  (kỳ) cả, chữ (kỳ) ấy hẳn là giống hệt với chữ que subjonctif trong tiếng Pháp vậy. 

Theo mẹo tiếng Pháp thì conditionnel để chỉ sự hành động của một verbe còn phải đi theo với một điều kiện: hễ điều kiện ấy có xảy ra thì sự hành động ấy mới xảy ra. Trong ca ấy, một câu phải có hai phần. Theo Hán văn, người ta dùng hư tự vào phần trên hoặc phần dưới để nảy ra cái ngữ khí conditionnel đều được cả.

a/ Dùng hư tự ở phần trên như câu này: 使 爾 多 財 吾 爲 爾 宰 (Sử nhĩ đa tài, ngô vi nhi tể): Nếu mầy nhiều của, ta làm tài phú cho mầy (Lời đức Khổng bảo một người đệ tử ngài, xuất sách Gia ngữ).

b/ Dùng hư tự vào phần dưới như câu nầy: 杖 者 出 , 斯 出 矣 (Trượng giả xuất, tư xuất hĩ): Người chống gậy đi ra thì mình cũng đi ra thôi. (Câu nầy xuất sách Luận ngữ).

Lại câu nầy: 今 日 不 雨, 明 日 不 雨, 必 有 死 鷸 (Kim nhật bất vũ, minh nhật bất vũ, tất hữu tử duật): Ngày nay chẳng mưa, ngày mai cũng chẳng mưa, tất nhiên phải có con cò chết (câu này xuất sách Liệt tử).

Xem đó, hoặc để chữ 使 sử ở phần trên, hoặc để chữ   hay chữ  tất ở phần dưới thì cũng nảy cái ý conditionne ra được.

IV. Tập tra tự điển[sửa]

Trong bài học thứ nhất đã có nói qua về sự tra tự điển, vì là sự cần cho người tự học lắm; vậy bây giờ ta nên bắt đầu dự bị những điều tri thức thuộc về sự ấy hầu nay mai đem ra thực hành.

Nói về sách tự điển Tàu, xưa có sách Khang Hy tự điển, biên tập dưới một triều vua Mãn Thanh, đến nay đã hơn 200 năm. Sách này chứa nhiều đến bốn năm vạn chữ, mà nhiều chữ không hề dùng đến, thật là bất tiện.

Gần đây người Tàu có làm ra nhiều thứ tự điển mới, nhưng có một bản tốt nhất gọi là Tân tự điển của nhà Thương vụ ấn thư quán biên tập và phát hành. Bản nầy in khổ nhỏ, chỉ có một cuốn, trong đó chưa toàn những chữ thường dùng, thật rất tiện cho người sơ học.

Tuy vậy, thứ tự điển mới ấy, liệu chừng như xứ ta ít có nó lắm. Mà những nhà có học chữ Hán thì cũng còn vẫn dùng tự điển Khang Hy.

Tự điển mới làm theo phương pháp giản tiện hơn tự điển cũ, sự tra cũng dễ hơn. Nhưng ta nếu không có nó mà chỉ có tự điển Khang Hy, thì sự học của ta cần phải làm thế nào có thể tra tự điển Khang Hy cho được. Bởi vậy ở đây ta phải chịu khó học kỹ một chút.

ĐẦU BỘ ‒ Như đã nói một lần ở trước kia, chữ Tàu có 214 chữ đầu bộ, tức cũng như chữ Tây có 25 chữ cái a, b, c, … Rồi cả một bộ tự điển, người ta chia ra bao nhiêu chữ thuộc về bộ này, bao nhiêu chữ thuộc về bộ nọ, và cái chữ đầu bộ ấy đứng đầu, còn bao nhiêu chữ thuộc về nó thì theo sau. Những chữ đầu bộ ấy không cần đem ra đây làm gì, cứ giở tự điển ra thì thấy.

Tra tự điển Tàu có một điều khó hơn tự điển Tây là trước hết phải biết cái chữ mình tra đó thuộc về đầu bộ nào đã. Những chữ dễ thấy chẳng nói làm chi, như chữ  giang ai cũng biết là về bộ Thủy, chữ ai cũng biết là về bộ Mộc. Còn có những chữ khó biết lắm, thì chỉ nhờ năng tra rồi quen đi mà thôi, chứ không có phương pháp gì cho tiện tiệp cả.

Mỗi bộ, dưới chữ đầu bộ rồi, người ta chia ra từ một nét cho đến mấy nét tùy những chữ có nhiều nét nhất của bộ ấy. Thế thì khi mình tra, cần phải biết chữ mình tra đó thuộc về bộ nào đã đành mà còn phải biết nó là mấy nét nữa. Vì đó, trước kia ta phải học qua phép đếm nét là để ứng dụng vào việc này.

Như ta muốn tra chữ , ta biết nó về bộ nhất rồi, lại phải biết nó là có ba nét, vì đã trừ một nét chữ nhất ở trên ra.

Suy ra chữ nào cũng vậy. Chữ  ta biết nó về bộ Thảo đầu rồi, ta lại biết nó có 4 nét, vậy ta cứ lật chỗ bộ Thảo ra tìm chỗ 4 nét thì thấy chữ  hoa. Ta đếm cả chữ  có đến 8 nét, nhưng trừ cái Thảo đầu ở trên ra, chỉ kể 4 nét ở dưới.