Hạ tiệp
I - 其一
[sửa]Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | Dịch nghĩa |
---|---|---|
蠢尔蠻酋敢寇邊 |
Bọn tù trưởng man ngu xuẩn kia sao dám quấy biên thùy ; |
II - 其二
[sửa]Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | Dịch nghĩa |
---|---|---|
奸臣賊子罪難容 |
Bọn tôi gian ác và con làm giặc khó dung tha. |
III - 其三
[sửa]Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | Dịch nghĩa |
---|---|---|
聖朝柔遠憫昏愚 |
Thánh triều yên vổ người xa, thương hại kẻ ngu tối ; |
IV - 其四
[sửa]Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | Dịch nghĩa |
---|---|---|
欺天罔上謂天高 |
Dối trời lừa vua rồi bảo rằng trời cao ! |
Chú thích
- ▲ Man tù: tù trưởng Man. Năm 1432, Lê Thái Tổ thân đi đánh người tù trưởng Thái ở Mường Lễ là Đèo Cát Hãn, thắng trận, Đèo Cát Hãn chạy trốn, nhà Lê lấy đất của Cát Hãn, đặt làm châu Phục Lễ, tức miền Lai Châu ngày nay
- ▲ Cửu trùng duệ niệm: lòng sáng suốt của nhà vua
- ▲ Ngụy Bác: Trấn Ngụy Bác do nhà Đường đặt ở khoảng huyện Đại Danh tỉnh Trực Lệ ngày nay, đặt chức Tiết độ sứ, sau Tiết độ sứ là Điền Duyệt phản, bị đánh bại. Đây là việc nhà Đường thu phục được trấn Ngụy Bác để ví với việc Lê Thái Tổ đánh được Đèo Cát Hãn lấy đất đặt châu Phục Lễ
- ▲ Yên Nhiên: Núi ở phía bắc tỉnh Ninh Hạ Trung Quốc. Đậu Hiến nhà Hậu Hán đánh đuổi Bắc Thiền vu đến núi ấy, lên núi khắc đá ghi công rồi trở về. Mượn điển này để ví việc Lê Thái Tổ đánh thắng Đèo Cát Hãn, làm một bài thơ khắc vào đá ở thượng lưu sông Đà tại Lai Châu để ghi công (Hoài lai cố bi), và một bài thơ khắc trên núi ở Thác Bờ (Hào tráng cố bi)
- ▲ Xa thư nhất: cỡ xe và thể chữ mọi địa phương đều theo một lối, tức là thống nhất. Lấy điển nhà Tần thống nhất sáu nước định trong sáu nước cỡ xe và thể chữ đều theo một lối, tức thống nhất văn hóa
- ▲ Vạn cổ tiền: nghĩa là hơn cả nghìn xưa
- ▲ Báo tin công lớn về triều đình
- ▲ Thảo mộc phong: chỉ cây cối gió lay cùng phấp phới với cờ xí
- ▲ Treo cung trời ở cây phù tang. Phù tang là thứ cây thần ở động tiên. Câu này chắc là dựa theo câu thơ của Nguyễn Tịch đời Tấn: « Long cung quải phù tang; Trường kiếm ý thiên ngoại », nghĩa là « Cung cong treo ở cây phù tang; Gươm dài đặt ở ngoài trời » (Bội văn vận phủ). Câu này có nghĩa là binh giáp được xếp nghỉ
- ▲ Đời Lý Trần thượng lưu sông Đà nước Ngưu Hống, thường hay câu kết với người Ai Lao xuống đánh phá miền biên thùy nước ta (đó là việc đời trước), đến đời Trần Hiến Tông nhà Trần mới dẹp yên mà lấy đất Ngưu Hống làm châu Mường Lễ
- ▲ Nghịch tù: nghĩa là kẻ bề tôi phản nghịch bị cầm tù
- ▲ Loan ngự: chỉ xa giá nhà vua
- ▲ Ngọc trướng mưu thâm: mưu sâu trong trướng ngọc, tức mưu sâu của nhà vua
- ▲ Hổ thao: một trong sáu phép dụng binh đời xưa của Trung Quốc, chép trong sách Lục thao