Bước tới nội dung

Hoàng tử Cảnh như Tây/Hồi thứ ba

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ BA

Bởi lạc bước, Nguyển-Vương xin tá túc,

Vì lợi danh, Hồ-thị quyết hành hung.

Lúc bây giờ Nguyển-Vương và hai tướng tùy tùng là Nguyển-văn-Thành với Nguyển-kim-Phẫm, đương ở Hà-Tiên chiêu mộ các đạo Nghỉa-binh, đặng chờ ngày đem quân xong vào Gia-định.

Bửa nọ Nguyển-Vuơng và hai tướng cởi ngựa đi theo đường rừng thẵng vào Rạch-giá, bỗng gặp một tướng Tây-sơn, dẫn một toán quân ước chừng vài chục, trong rừng kéo ra, thấy biết Nguyển-Vương, liền dẫn binh cảng lộ, quyết bắt cho được, đặng đem về Qui-nhơn mà nạp cho vua Tây-sơn là Nguyễn-Nhạc.

Nguyển-văn-Thành với Nguyển-kim-Phẫm, thấy vậy liền xin Nguyển-Vương chạy trước kiếm chỗ lánh mình, rồi hai người tuốt guơm xông ra ngăn ngừa quân giặc.

Tướng Tây-sơn bèn truyền quân xốc tới vây phủ chung quanh, đánh với hai tướng một hồi rất dử.

Nguyễn-văn-Thành với Nguyễn-kim-Phẫm tã xung hữu đột, đốn trước ngăn sau, hai cây gươm huơi ra như lửa nhán chớp giăng, và chém ngược đâm ngang, nghe kêu vùng vụt, đường gươm của hai tướng đi tới đâu, thì quân Tây-sơn đều kinh hãi giang ra, chẳng dám xốc vô cự địch.

Tướng Tây-sơn thấy vậy liền xông vào trợ chiến, một hồi, song hai tướng kia chẳng hề nao núng chi hết, rồi cả hai đều nỗ lực huơi thương giết chết bảy tám tên quân Tây-sơn, và quày ngựa mở đường đặng chạy theo tìm kiếm chúa Nguyễn.

Tướng Tây-sơn thấy hai người giải vây thoát khỏi, liền đốc quân bương bả rượt theo.

Nguyễn-văn-Thành với Nguyễn-kim-Phẫm lật đật giục ngựa chạy theo đặng hộ giá Nguyễn-Vương, nhưng chạy một hồi chẳng thấy Nguyễn-Vương đâu hết, hai người bèn gò cương đứng lại, rảo mắt ngó trông, song chẳng biết Nguyễn-Vương thất lạc đường nào, mà kiếm cùng không đặng, còn quân Tây-sơn thì cứ việc rần rần kéo nhau rược theo rất gấp.

Nguyễn-văn-Thành không thấy Nguyễn-Vương ở đâu, thì trong lòng rất nên phập phòng bối rối, bèn nói với Nguyễn-kim-Phẫm rằng:

— Lạ thay! chẳng biết Hoàng-thuợng chạy lạc đường nào, mà chúng ta theo tìm không đặng, Nguyễn-kim-Phẩm nói: chắc Hoàng-thượng chạy lạc vào rừng. Nguyển-văn-Thành nói: vậy thì tướng-quân cứ việc chạy theo đường kia mà tìm, còn ta thì chạy vào đường rừng mà kiếm.

Nguyễn-kim-Phẩm nói: ừ, được, vậy thì ta phải chạy kiếm cho mau, rồi trỡ lại chỗ nầy là chổ Hội diện. Nói rồi hai người buông cương giục ngựa sải tới như bay, tìm kiếm một hồi, nhưng không thấy tôn tích Nguyễn-Vương đâu hết.

Lúc bấy giờ, ngàn cây mịt mịt, nội cỏ mờ mờ, tấm màng hắt ám của tạo-hóa lần lần phủ che, làm cho tối tâm cả cùng trời đất.

Nguyễn-Vương một người một ngựa, quanh quanh lộn lộn theo ngã đường rừng, bốn mặt bờ bụi quạnh hiu, chẵng nghe chi lạ hơn là nghe những tiếng tích tích sành kêu, re re dế gáy, thật là lạc lài nước bước, ngơ ngẫn dậm trường, giữa chốn rừng rậm cây cao, biết ai han hỏi. Nguyễn-Vuơng liền giục ngựa chạy theo đường mòn một hồi, kế lần lần ra khoãn đất trống, ngài bèn ngó trông bốn phía, bổng thấy một ánh đèn nhắp nhán trong đám cây kia, bây giờ ngài mới hã được một chút lòng mừng, rồi vội vàng quày ngựa bôn ba bước tới, khi lại gần thấy một tòa nhà rộng rãi, chung quanh đều có rào dạo tứ vi, phía trước có một khách đường, đàng sau có một dãy nhà mấy căng, cất dài sắp đọi.

Nguyễn-Vương bèn xuống ngựa, rồi thĩnh thoãng bước vô, thì thấy một người mập mạp trạc chừng bốn mươi mấy tuổi, mày rô, mắt xéo, tráng trợt râu ria, đương ở nhà sau bước ra, thấy Nguyễn-Vương thì hỏi rằng:

— Khách quan ở đâu, nhơn có việc chi mà đến đây trong lúc đêm hôm tâm tối?

Nguyển-Vương liền máng cương ngựa nơi rào, rồi bước tới đáp rằng:

— Tôi là người ở (Mytho) đi xuống Hà-Tiên đặng viếng thâm thân thích, chẳng dè đêm hôm tâm tối, lỡ đường lạc bước vào đây, vậy xin người cho tá túc một đêm, sáng mai tôi sẻ huề trang thượng lộ

Người chủ nhà liết mắt ngó Nguyễn-Vương một hồi, thấy người tuỗi tuy còn trẽ, mà khí vỏ đường hoàng, dung nghi tuấn dật, thì nghĩ thầm rằng:

người nầy chắc là con nhà trăm anh thế phiệt gì đây, hay là cũng hàng công-tử vương-tôn chi đó, chớ chẵng phải tầm thường, vậy mình mời vào khách đường rồi hỏi dọ căng nguyên cho rõ. Nghĩ vậy rồi day lại mời Nguyễn-Vương ngồi nơi khách đường, và mĩn cuời mà rằng:

— Nhà tôi rộng rải, lại có sẵng đủ phòng buồng, nay khách quan lở bước đến đây, dầu ở mấy ngày tôi cũng sẵng lòng tiếp đãi, không sao phòng ngại. Nói rồi hối trẻ pha-trà, và mời Nguyễn-Vương giãi khác, trong khi uống trà, người chủ nhà liết xem Nguyển-Vương từ trên tới dưới, thấy bên lưng có đai một cây gươm thì tưỡng là viên quan, bèn hỏi rằng:

— Xin lổi cùng quí khách, chẵng biết quí khách phương danh tôn tánh là chi, và có làm chức gì với triều-đình hay không, xin nói cho tôi rõ chút.

Nguyển-Vương nghe hỏi tới tên họ và chức tước của mình, thì tự nghĩ rằng: lòng người giã dối, độc hiểm khôn lường, vậy ta chẳng nên thổ lộ chơn tình mà tỏ thiệt danh tánh, ta chỉ lấy một tên giã mà nói cho hắn biết thì hay hơn, nghĩ như vậy rồi đáp lại nhỏ nhẹ rằng:

— Thưa chủ-nhơn, tôi họ Nguyển tên Nhựt-Quang, chua làm chức chi hết, nhà tôi vẩn là nhà cự phú ở tại Mỹ-tho, tôi nghe xứ Hà-Tiên nhiều chổ thắng cảnh danh sơn, nên tìm đến trước là thăm viếng thân nhơn, sau là dạo xem phong cãnh cho biết, còn chủ nhơn tôn tánh quí danh là chi, xin nói cho toi tường, đặng ngày sau có diệp tôi xin đền ơn đáp nghĩa.

— Tôi tên là Hồ-Thành tục kêu là ông cã núi sặp. tôi là một người nghiệp-chủ trong xứ nầy, thuỡ nay, phá núi vỡ rừng, chím cứ chổ nầy hơn mấy trăm mẫu đất, còn chung quanh đây đều là tá điền của tôi hết cã.

Nguyễn-Vương nói:

— Nếu vậy thì ông là một tay cự phú trong xứ nầy.

Hồ-Thành ngồi vích đốc miệng ngậm điếu thuốc phì phà mà nói rằng: tôi chẵng những là một tay cự phú trong xứ nầy mà thôi, lại là một tay anh chị trong xứ nầy hết thãy.

Nguyễn-Vương lại hỏi rằng: chỗ nầy qua Hà-Tiên phãi đi đường nào cho dễ?

— Ở đây chung quanh đều là cây cao rừng rậm, nếu muốn qua Hà-Tiên, thì phải đi ngang đám rừng nầy, song nếu không biết đường, thì đi mấy ngày cũng không ra khỏi đặng.

Nguyễn-Vương nghe nói cũng có chút ngại ngại lòng lo, kế nghe Hồ-Thành kêu gia-đinh bão dọn dẹp một căng phòng tử tế, rồi mời Nguyển-Vương vào buồng ngơi nghĩ.

Nguyển-Vuơng bị chạy trong rừng một buổi nay, minh đã mỏi mệt, đặng một chỗ nghĩ, xem bằng một trăm khối vàng, liền kiếu lỗi chủ nhà, vào phòng cổi áo máng gươm nơi cửa buồng, rồi lại giường nằm nghĩ, cái tuổi tác trai tráng như Nguyển-Vương là lúc đương ăn ngon ngũ thẵng, nên nằm xuống liêm diêm trong giây phúc, thì một mãnh thần hồn đã im im vào mộng Nam-kha mà mê mang một giấc.

Tên chủ nhà nầy vẩn là một tay gian hùng xão trá, lòng tham biết bao là đũ, như rắng muốn nuốt voi, dạ độc không thế nào lưởng, như ma duồng cơn ngặc, lúc bấy giờ anh ta hai tay chấp ra sau lưng, đi qua rão lại nơi trước hàng ba, dường như có ý nghỉ nghị đều chi trong trí không biết, một lát lại bước nhẹ nhẹ vào bên cửa phòng của Nguyển-vương, lóng tai nghe chi một chút, rồi vội vả thẳng xuống hậu đường, kêu vợ mà nói nho nhỏ rằng:

— Nầy má nó, thời vận nhà ta năm nay coi bộ hên quá.

Chị vợ nghe kêu lật đật chạy lại hỏi rằng:

— Mình nói giống gì mà nhà mình năm nay hên quá? phãi mình muốn nói mùa lúa nầy mua trị bán loạn, đặng giá nhiều lắm phải không?

— Việc ấy đã qua rồi, cần gì phải nói, tôi muốn nói một chuyện đương thời bây giờ đây cho má nó nghe đó mà.

— Chuyện gì vậy, mình nói phức nghe coi.

Anh ta liền quay đầu ngó chừng bốn phía một hồi, rồi nói nhõ nhõ rằng: Má nó nè, mình năm nay hào tài sẻ phát to, mà hào quan cũng được tước phẫm lớn, để tôi nói cho má nó nghe, má nó có thấy người trai lạc đường, tới xin ngủ đậu trong buồng đó không?

— Thấy, mà người trai nào coi bộ diện mạo đoan trang lắm vậy?

— Người đó chính là Nguyển-Ánh chớ ai, má nó không biết hay sao?

— Nguyển-Ánh nào, phải là người làm vua năm trước tại Saigon đó không? Người ta kêu là Nguyển-vương đó phãi không?

— Phãi, chính là người đó chớ ai,

— Trời ôi! tôi nghe nói ổng bị vua Tây-sơn rược bắt, đả chạy mất đi rồi, sao bây giờ ổng đi đâu đây. mà xin ngũ nhờ đó vậy?

Anh ta vỗ vai chị vợ một cái mà nói rằng:

— Bỡi vậy vua Tây-sơn truyền cho nhơn dân cã thãy, nếu ai bắt đặng Nguyễn-Ánh đem nạp, thì được lãnh thưỡng một ngàn vàng, và lại đặng ban thưỡng phẫm hàm là khác nữa, hồi nảy tôi lén vào phòng, thấy cây gươm và áo máng dựa cữa, tôi liền lấy ra coi, thấy trên cáng guơm có khắc bốn chữ. Nguyễn-vương bửu kiếm, lại thấy trong túi áo có một cái Ngọc-Ấn rõ ràng, nên chắc là Nguyển-Ánh chẳng sai một mãy.

Chị vợ ngó mặt anh ta một cách sững sờ mà hõi rằng:

— Viec đả như vậy, thì mình mới tính sao?

— Tôi tính bây giờ bắt Nguyễn-Ánh này đem nạp cho vua Tây-sơn mà lãnh một ngàn lượng vàng, và xin một chức quan hàm chi đó, đặng làm oai với bọn tá điền mình, và chưng với xóm làng cho họ biết, chừng đó chẵng những mình được giàu có bạc vàng ruộng đất mà thôi, lại còn được chức phận phẫm hàm là khác nửa, ấy vậy chẵng phãi năm nay thời vận nhà mình hên lắm hay sao, chẵng phải là vinh vang sung sướng lắm sao?

Người vợ nghe nói thì vẻ mặt bào nhào và thỡ đài một cái mà nói: thật cái lòng tham danh dục lợi cũa mình thế đã không ngắn, tôi nói cho mình nghe, từ khi vợ chồng mình chím cứ chỗ nầy đến giờ, phá rừng vỡ núi, khẩn đất đào kinh, bây giờ lúa đã có chín mười vàn, ruộng đả hơn năm bảy trăm mẫu, bạc tiền dư giả chẵng biết bao nhiêu, tôi tớ bộn bàn đả sai không hết, mình thì tuổi đã gần năm mươi, mà nhà thì không con nối hậu, chưa biết cái sự nghiệp nầy ngày nay nó còn ở với mình, mà ngày kia nó sẻ về tay ai đó, thế mà mình còn tín nhửng chuyện tham tài dục lợi, ích kỹ hại nhơn mà làm gì cho mệt sức nhọc lòng, rồi rốt cuộc đây vợ chồng mình bất quá củng nằm hai tay không mà chung xuống cái mồ ba thuớc.

Anh ta nghe vợ nói mấy lời liền câu hai chơn mày lại, và ngó sửng chị vợ mà rằng: Má nó quê quá, ở cái đời nầy là đời tranh danh đoạt lợi, mà mình không biết bắt chước thiên hạ kiếm một hai chức phẩm quan hàm chi chi, đặng chưng với người ta, mình là ông kia bà nọ mà chơi, đễ làm cái chức Hương-cả nầy hoài, thì trọn đời người ta cũng cứ kêu là ông cả núi sặp, thì có vinh diệu gì đâu, ngày nay thình lình mà người ta đem nạp cho mình một miếng mồi công danh chức phận, là một miếng mồi rất ngon ngọt béo bùi, ai ai cũng đều thèm nhễu nước miếng. Có kẽ tốn bạc trăm bạc ngàn đem ra mua cũng không đặng, mà má nó lại chê, thì chẵng phải điên cuồng lắm sao?

Chị vợ nghe nói thì sẫu mặt xuống mà rằng: Ối, thôi đi, phận mình dốt nát, chẵng biết chữ nghỉa văn chương, chẵng có hiễu thông thời vụ, thì mình phải thũ phận tùy duyên của mình, mà làm một ông chũ trong nhà mình, làm một ông cả trong ấp mình, cũng cho là đủ, còn muốn hàm nầy hàm kia làm chi, mà phãi nhọc công lòn lỏi, ở cái đời ly loạn nầy dầu bực đế vương như đức Nguyễn-Ánh đó, cũng chưa ra gì, huống hồ cái chức phẫm nhõ mọn kia mà gọi rằng vinh, thì lòng tôi càng thêm hỗ thẹn, vã lại mình thuở nay trong ruột trống trơn, sự học thức không đầy lá mít, sự kiến văn không khỏi mái nhà, nếu mình mượn cái lốt quan hàm kia mà mặc chưng bề ngoài, thì chẵng khác gì chồn mang lốt cọp. Mình ôi! mình không nghe người ta hát câu rằng: « Ngó lên trên núi thiên-thai, thấy hai con quạ ăn xoài chính cây » núi Thiên-thai là chổ của tiên gia cư ngụ, chẵng phải chỗ để cho quạ lên đó mà ta-bà, xoài chính cây là giống thực phẩm để cho người ăn, chớ chẵng phải để cho quạ hưởng, nếu quạ mà lên ỡ Thiên-thai, thì là lạm vị, còn quạ mà ăn xoài chính cây thì là lạm thực. Vậy thì mình cứ giữ theo bỗn phận mình mà làm, giữ theo địa vị mình mà ỡ, chẵng nên bắt chước cầu cao, mà miệng đời người ta chê cười nhạo bán như quạ kia vậy.

Anh ta nghe nói mấy lời có ý nhột lòng, rồi ngẩm nghỉ một chút mà hỏi rằng:

— Nếu nói như má nó vậy thì thuỡ nay không ai có phẩn hàm đó hay sao? không ai cầu danh mua chức hay sao? hể người ta được thì mình được, sợ gì ai nhạo báng chê cười.

Vợ nói: Tôi chẳng phải nói không, nhưng người ta được phẩm hàm là người ta có công nghiệp chi với Triều-đình, giúp việc chi với nhà nước cà, chớ như mình đây thuỡ nay cứ lo lột da ba thằng tá điền mà làm giầu, nào có công nghiệp gì với ai đâu, mà muốn tham lam chức phẩm.

Hồ-thành lõ cặp mắt ra trao tráo rồi vỗ vai chị vợ một cái mà rằng: Làm sao má nó lại gọi rằng mình không công nghiệp với Triều-đình? Mình bây giờ bắt phứt Nguyển-Ánh đem nạp cho vua Tây-sơn, thì từ đây sấp sau nam kỳ nầy an như bàn thạch, không lo giặc giả chi nữa, ấy là một công nghiệp rất to tác với Triều-đình, sao má nói gọi rằng mình không công nghiệp?

Chị vợ gạt đi mà rằng:

— Nếu mình bắt Nguyễn-Ánh mà nạp thì mình mắc ba điều đại ác.

— Đại ác giống gì mà kêu rằng ba điều đại-ác?

— Tôi nói cho mình nghe:

— Điều thứ nhứt, là Nguyễn-Ánh thuỡ nay không phãi thù hận gì với nhà mình, nếu mình bắt mà nạp cho vua Tây-sơn, làm cho người phải bị lao tù hay là bị sát hại, thì mình mang một sự thất đức bất nhơn. Ấy là một điều đại ác.

— Điều thứ hai, là mình bắt kẽ sa cơ thất thế, lỡ bước lạc đường, mà làm cho người phải bõ vợ lìa con, cha rầu mẹ khóc, làm cho người mất điều hy vọng, mất sự tương lai, thì mình là kẻ tán tận lương-tâm, là kẻ phi ân bất nghĩa, ấy là hai đều đại ác.

— Điều thứ ba, là. Mình hại cả gia quyến thân tộc người, phải ăn sầu uống thãm, nước mất nhà tang, xã tắc khuynh nguy, cơ đồ điên đão đặng cho mình được chức phận bạc vàng, vinh hoa phú quí, ấy là ba điều đại ác.

Mình nghĩ lại mà coi, nhà mình chẳng phải nghèo nàn cùng khỗ chi đó, mà buộc mình phải làm những sự dục lợi tham tài, mình đả chẳng có bố đức thi ân, phò nguy cứu khổ thì thôi, lẻ nào mình trái hẵng lương tâm, mà làm điều hại nhơn ích kỹ, thì trời phật nào để cho mình đặng hạnh phước lâu dài, quỉ thần nào để cho mình giàu sang vỉnh viển, lương tâm mình nào để cho mình vui vẽ bình yên.

Anh chồng nghe nói bấy nhiêu lời, thời trợn mắt phũi tai rồi lẫm bẩm rằng:

— É thôi, má nó đừng nói chuyện tu nhơn tích đức mà làm cho con ráy tôi nó ỉa cức đầy tai, mình phãi biết rằng mình được giàu có ngày nay đây cũng nhờ chặt đầu lột da người ta mới đặng. Nếu muốn tu nhơn tích đức, thì vô chùa làm một anh sãi mà gỏ mỏ tụng kinh, làm một mụ vải mà qui y niệm phật, chớ ỡ trong cái thế gian nầy mà biểu tu nhơn tích đức sao đặng? Má nó không nghe người ta nói: Nhơn đức già đời cũng phải chết, bạo hung tận số củng không còn hay sao?

— Mình ôi! sao mình không lấy một lý tưỡng cao thượng mà nói cho dễ nghe, cần gi phãi mượn cái câu chuyện vô lý-tưỡng, vô nhơn-tình kia mà để trên đầu lưỡi làm gì cho nhơ miệng, mình xét lại mà coi, cái lời nói ấy là lời nói liều mạng cũa đứa hèn mạt tiễu nhơn, chớ nào phãi lời nói chơn chánh cũa người thành thiệt quân-tử; đứa tiểu nhơn dầu cho giết người cướp cũa sự ác bằng trời, nó củng dám làm, còn người quân-tử thì giử nết răn mình, dẩu cho một việc ác nào nhỏ nhu mảy lông cũng không phạm tới, vì vậy mà cái phẩm giá cũa hai người ấy xa nhau như gà với hạt, khác nhau như bạc với chì; vì vậy mà người thì được thiên hạ sùng bái kính yêu, còn người lại bị miệng đời chê bai khi thị, tôi muốn cho mình cữ chỉ theo người quân-tữ, mà tôi không muốn cho mình hành động theo thói tiễu nhơn, tôi muốn cho mình kính trọng cái nền luân lý cũa ông thần lương tâm, mà tôi không muốn cho mình chìu theo cái quyền độc ác cũa con tham dục.

Hồ-Thành thụng bộ mặt lại như mặt mâm, và nói:

— Ôi thôi đi nà, má nó không phãi chị hai tôi mà bỉ sữ tôi được, tôi sẻ làm tự ý tôi mà thôi, tôi không muốn ai khuyên lơn, mà củng chẳng muốn ai ngăn trỡ. Nói rồi đi tuốt ra nhà sau, kêu các đứa gia-đinh bảo rằng: Mấy đứa bây hãy lại đây mà nghe tao dặn.

Mấy đứa gia-đinh dạ lên một tiếng, rồi chạy lại đứng dựa chung quanh Hồ-Thành:

— Thưa gia chủ muốn dạy chúng tôi đều chi?

— Hồ-thành nói: Hôm nay có một người trai tráng đến xin ngủ đậu ỡ trước khách-đường, người ấy chẳng phãi người dân giã thường nhơn, mà người ấy chánh thị là Nguyễn-vuơng, đích danh là Nguyễn-Ánh, có lẻ bị Tây-sơn truy tầm tập nã, nên chạy thất lạc vào đây. Vậy thì chúng bay phải sắm sữa cây hèo, rồi áp lên khách-đường mà bắt Nguyển-vương cho được, chúng bây phải ráng sức gia tâm, chẳng nên đễ cho người chạy thoát, nghe không?

— Dạ, chúng tôi nghe, xin gia chũ đừng lo, chúng tôi sẻ bắt Nguyển-vương như bắt nhái.

Chứng bay chẳng nên khinh suất, tao xem Nguyễn-vương chắc biết võ nghệ tinh thông, mà sức người xem củng hùng tráng, chớ chẵng chơi đâu.

— Thưa gia chủ, không hề gì đâu, xin gia chủ đừng lo, Nguyển-vương vào đây như cá vào rọ, dẩu có vi cánh thế nào, củng không sao thoát khỏi, xin gia chũ đừng ngại.

— Ừ, mấy đứa bây thế nào củng ráng bắt cho được Nguyển-vương, chẳng nên sơ sẩy nghé.

— Dạ, xin gia chủ ngồi đây, để chúng tôi bắt rồi đem nạp cho gia chủ. Nói rồi tức thì cả thãy hơn mười đứa đầu trâu mặt ngựa, thằng nào cũng vóc lớn lưng to, áo chí mổng trôn, quần xăng nửa gối, dao lưng thước nách, bộ tịch dữ tợn nhu chằng- tinh, trợn mắt bậm môi, mặt mày hầm hầm như lũ quỉ.

Tên chủ nhà là Hồ-Thành liền hô một tiếng: kéo lên, thì quân ấy kéo lên khách đường, vạch màng xô cửa, ào áo áp tới như sôi, đứa chận trước, đứa đón sau, đứa tốc mền, đứa dở chiếu, tung bừng bốn phía, đáo soát một hồi; nhưng trơ trơ một cái phòng không, chẳng thấy Nguyễn-Vương đâu hết, mấy đứa gia đinh đều lấy mắt nhìn nhau, rồi lật đật chạy vào hậu đường báo cùng gia chủ:

— Thưa gia chủ bảo bắt Nguyễn-Vương nào đâu, mà chúng tôi đáo soát từ trong tới ngoài, chẵng thấy một ai hết cả.

Hồ-Thành đương ngồi gầm gầm sắc mặt, bổng nghe nói vậy, thì chưng hửng sững sờ, bèn tức tốc trổi bước vào phòng xem lại, thiệt chẵng có Nguyển-Vương, liền day mắt ngó lên cữa phòng, là chổ Nguyễn-Vương máng áo treo gươm, song củng chẵng thấy chi hết, Anh ta lấy làm một sự quái gỡ phi thường, rồi đứng, lặng nghỉ thằm suy, mình hỏi lấy mình: Lạ nầy, Nguyển-Vương khi nảy đã ngũ mê mang, cớ sao bây giờ ỡ đâu chẳng thấy? hay là ai đã thông tin cho hắn nghe rồi, nên mới biết mà tìm đường lánh nạn như vậy? Nghỉ rồi liền chạy tuốt ra sân, đặng coi con ngựa cũa Nguyễn-Vương còn đó hay không? nhưng cũng chẳng thấy ngựa voi nào hết.

Anh ta liền bức đầu gải cổ, vỗ váng đập bàng, xung xăng nổi trận đùng đùng, tưng bừng lửa giận lẩy lừng gan sôi, rồi kêu mấy đứa đầu trâu mặt ngựa mà hét lên rằng:

— Trẻ bây, chắc là Nguyển-Vương hắn đả tìm đường trốn lánh, vậy thì chúng ta phải tức tốc rược theo, các người hẩy ráng sức cùng ta, đặng truy tầm mà bắt Nguyển-vương cho được, biễu vừa dức lời, thì mấy đứa gia-đinh giạ lên một tiếng rùm nhà, mà thưa vâng, rồi cả thãy đều nổi đuốc đốt đèn, rần rần kéo đi, nhắm theo đường rừng bôn ba thẵng tới.