Kê Khang (233-262): tên Thúc Dạ 叔夜, người đời Tấn, ở đất Trất (nay thuộc huyện Túc, tỉnh An Huy 安徽). Dòng họ Hề, lánh nạn đến Kê Sơn, do đó tự đặt hiệu là Kê Khang. Ông là một trong "Trúc Lâm thất hiền" 竹林七賢. Sau bị Tư Mã Chiêu 司馬昭 giết. Khi lâm hình ông vẫn ung dung gảy khúc Quảng Lăng tán 廣陵散. Ðàn xong nói: "Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa". Truyện Kiều có câu: "Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành Vân".
Cầm đài: chỗ Kê Khang đánh đàn. Truyện Kiều có câu: "Rằng nghe nổi tiếng cầm đài, Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ".
Cầm đài cổ tích ký Kê Khang
Nhân tử cầm vong đài diệc hoang
Văn vũ[1] thất huyền chung tịch tịch
Đông tây lưỡng Tấn[2] diệc mang mang
Chí kim bất hủ duy đồng tính
Thử hậu hà nhân đáo túy hương[3]
Thán tức Quảng Lăng huyền tuyệt hậu
Tì bà tân phổ bán Hồ Khương[4]
Sách xưa ghi "Cầm đài" là của Kê Khang
Người chết, đàn mất, đài cũng bỏ hoang
Bảy dây văn vũ cuối cùng đã im bặt
Hai nước Đông Tấn, Tây Tấn cũng mất tăm
Đến nay cái bất hủ ở ông còn lại là tính trẻ con
Sau đó ai là người đến với làng say?
Than thở cho tiếng đàn Quảng Lăng nay đã thất truyền
Bài nhạc mới đàn tì bà, một nửa là theo điệu Hồ Khương.
Chú thích
▲Dây đàn. Vũ là dây to, văn là dây nhỏ. Truyện Kiều có câu: "So dần dây vũ dây văn, Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương"