Bước tới nội dung

Ký hữu (II)

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Ký hữu.
Ký hữu - 寄友
của Nguyễn Trãi
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

亂後親朋落葉空
天邊書信斷秋鴻
故園歸夢三更雨
旅舍吟懷四壁虫
杜老何曾忘渭北
管寧猶自客遼東
越中故舊如相問
為道生涯似轉蓬

Loạn hậu thân bằng lạc diệp không ;
Thiên biên thư tín đoạn thu hồng.
Cố viên qui mộng tam canh vũ ;
Lữ xá ngâm hoài tứ bích trùng[1].
Đỗ lão hà tằng vong Vị bắc[2] ;
Quản Ninh[3] do tự khách Liêu đông.
Việt trung cố cựu như tương vấn[4],
Vị đạo sinh nhai tự chuyển bồng[5].

Sau loạn bà con bạn bè lơ thơ như lá rụng ;
Bên trời thư tín (vắng) không có chim hồng mùa thu.
Mộng trở về vườn cũ, mưa suốt ba canh ;
Ngâm thơ ở quán khách, bốn khách rế rộn.
Đỗ lão có bao giờ quên được đất Vị-bắc ;
Quản Ninh còn tự làm khách ở Liêu-đông.
Bạn cũ ở Việt trung như có ai hỏi thăm,
Xin vì ta nói rằng sinh nhai vẫn đổi chỗ như cỏ bồng xoay chuyển.

   




Chú thích

  1. Các bản Thi lục và Tinh tuyển đều chép là tứ bích trùng 虫, chỉ riêng bản Dương Bá Cung chép là cùng 蛩. Cùng hay trùng đều chỉ tiếng giun dế
  2. Vong Vị bắc: Vị bắc là do câu thơ Đỗ Phủ nhớ Lý Bạch: « Vị bắc xuân thiên thụ; Giang đông nhật mộ vân » nghĩa là Cây trời mùa xuân ở Vị bắc; mây lúc chiều hôm ở Giang đông, ý câu thơ nói Đỗ Phủ không bao giờ quên bạn cũ
  3. Quản Ninh: người đời Hậu Hán ở Trung Quốc trong loạn Hoàng cân, tránh sang ở Liêu Đông, tập hợp những người tránh loạn thành một ấp
  4. Câu này chứng tỏ rằng bấy giờ Nguyễn Trãi đương ở Trung Quốc. Việt trung là trong nước Việt
  5. Chuyển bồng: là cành cỏ bồng đứt rễ theo gió mà lăn đi khắp nơi trên bãi cát, thường dùng để tỷ dụ đời sống của người lưu ly không có căn cứ