Kỳ lân mộ
Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt |
---|---|
河北道中五尺豐碑當大路 |
Hà Bắc đạo trung ngũ xích phong bi đương đại lộ |
Chú thích
- ▲ a ă Vĩnh Lạc, Yên Ðệ: Yên Ðệ, con thứ sáu của Minh Thái Tổ 明太祖 (1368-1398), đã cướp ngôi của cháu là Minh Huệ Ðế 明惠帝 (1399-1402), tự lập lên làm vua Minh Thành Tổ 明成祖, niên hiệu Vĩnh Lạc 永樂 (1403-1424). Ðại thần Phương Hiếu Nhụ chống lệnh không chịu thảo chiếu cho Yên Ðệ lên ngôi, bị đánh tan xác, cả mười họ bị tru di
- ▲ Con kỳ lân đem dâng vua. Kỳ là con đực, Lân là con cái, gọi chung là kỳ lân. Theo sách cổ. kỳ lân là giống linh thú, không giẫm lên vật sống, không bẻ cành cây tươi, nên gọi là giống thú có nhân, chỉ khi nào có thánh nhân thì kỳ lân mới xuất hiện. Do đó kỳ lân là điềm lành báo hiệu thời thịnh trị
- ▲ Yên Vương Đệ là Chú Minh Huệ Đế (1399-1402) cướp ngôi cháu làm vua, gọi là Minh Thành Tổ. Y sai đại thần là Phương Hiếu Nhụ thảo chiếu lên ngôi. Hiếu Nhụ viết bốn chữ lớn "Yên tặc thoán vị" (giặc Yên cướp ngôi) rồi ném bút nói: "Chết thì chết, chiếu không thảo". Đệ giận bảo: "Không nghĩ đến chín họ sao?" (chín họ là tổ, cố, ông, cha, bản thân, và con cháu chút chít). Nhụ giận bảo: "Dù giết mười họ ta cũng không sợ". Tức thì Đệ cho đánh tan xác và phanh thây Hiếu Nhụ rồi bắt các học trò ông quy làm một họ, cộng thành mười, đem giết hết
- ▲ Minh Thành Tổ là một ông vua bạo tàn, thích gây chiến để mở rộng đất đai, như Nguyễn Trãi đã nói nhiều lần trong các bức thư ở tập Quân trung từ mệnh. Chính Minh Thành Tổ đã đã xâm lược nước Việt, vơ vét vàng bạc, giết hại nhân dân, lại bắt hàng vạn đinh tráng, phụ nữ và nhi đồng giải về Trung Quốc, làm nô lệ và xây đắp thành Bắc Kinh để dời kinh đô lên đó
- ▲ Thời kỳ đó, ở Việt Nam, Bình Định Vương Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi khởi nghĩa chiến thắng quân Minh (1418-1427). Nguyễn Du mượn cái chết của con kỳ lân để nói lên lòng căm giận của mình đối với tên bạo chúa ấy. Trước ông trừ Nguyễn Trãi, ít có tác giả Việt Nam nói rõ tội ác của Minh Thành Tổ, thậm chí có người còn theo sử gia phong kiến Trung Quốc cho là vị vua anh hùng