Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ - 耒陽杜少陵墓
của Nguyễn Du

Đỗ Thiếu Lăng: chỉ Đỗ Phủ 杜甫 (712-770), một thi bá đời Thịnh Đường. Vì có nhà ở đất Thiếu Lăng 少陵, phía nam Trường An 長安, tỉnh Thiểm Tây 陝西 nên có biệt hiệu là Thiếu Lăng.

I[sửa]

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

天古文章天古師
平生佩服未常離
耒陽松柏不知處
秋浦魚龍有所思
異代相憐空灑淚
一窮至此豈工詩
掉頭舊症醫痊未
地下無令鬼輩嗤

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),
Bình sinh bội phục vị thường ly.
Lỗi Dương[1] tùng bách bất tri xứ,
Thu phố ngư long hữu sở ti (tư)[2].
Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị[3]?
Địa hạ vô linh quỷ bối xi.

Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời
Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt
Cây tùng cây bá ở Lỗi Dương, không biết ở nơi nào?
Cá rồng trong bến thu, còn có chỗ để tưởng nhớ
Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống lơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?
Chứng bệnh lắc đầu ngày trước, bây giờ đã khỏi chưa?
Dưới địa phủ đừng để cho lũ quỷ cười.

II[sửa]

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt

每讀儒冠多誤身
天年一哭杜陵人
文章光燄成何用
男女呻吟不可聞
共羨詩名師百世
獨悲異域寄孤墳
扁舟江上多秋思
悵望耒陽日暮雲

Mỗi độc nho quan đa ngộ thân[4]
Thiên niên nhất khốc Đỗ Lăng nhân
Văn chương quang diệm thành hà dụng
Nam nữ thân ngâm[5] bất khả văn
Cộng tiển thi danh sư bách thế
Độc bi dị vực ký cô phần
Biên chu giang thượng đa thu tứ
Trướng vọng Lỗi Dương nhật mộ vân.

   




Chú thích

  1. Ở tỉnh Hồ Nam. Năm Đại Lịch thứ 6 (771) đời vua Đường Đại Tôn 唐文宗, Đỗ Phủ ở Hồ Nam lưu lạc đến Hồ Bắc. Một hôm đến huyện Lỗi Dương lên núi yết Nhạc miếu, bị nước lụt dâng ngót 10 hôm không trở về được. Quan huyện Lỗi Dương nghe tin bèn thân hành đưa thuyền đến đón. Về đến huyện, Đỗ uống rượu say rồi mất. Gia đình nghèo không đưa hài cốt về quê được phải táng ở Lỗi Dương. Bốn mươi năm sau (813) cháu là Đỗ Tự Nghiệp mới dời di hài về chôn gần mả tổ tại núi Thú Dương, tỉnh Hà Nam. Nguyễn Du sang sứ Trung Quốc năm 1813, tức là một nghìn năm sau khi mả của Đỗ Phủ đã dời về núi Thú Dương. Cho nên không còn ai biết nền cũ nằm ở chỗ nào
  2. "Thu phố ngư long hữu sở ti": câu này Nguyễn Du lấy ý tứ hai câu thơ của Đổ Phủ trong bài Thu hứng kỳ 4 秋興:
    魚龍寂寞秋江冷
    故國平居有所思
    Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,
    Cố quốc bình cư hữu sở tư.
    Ý nói Đỗ Phủ (và cả Nguyễn Du) xa quê hương, đến mùa thu lại nhớ nhà. Nguyễn Du đã đúc hai câu làm một, vừa để nói lên nỗi lòng của Ðỗ Phủ ngày xưa, vừa tỏ tấm tình của mình khi đến viếng mộ: Mộ tuy không còn thấy, nhưng vẫn còn có chỗ để gởi lòng kính thương kính mộ là những áng thơ tuyệt tác như câu "Ngư long..."
  3. Tiểu sử kể rằng về già Đỗ Phủ mắc nhiều bệnh lại điếc, nói chuyện với ai phải viết ra giấy, cánh tay phải tê liệt, lúc viết thư thì con viết thay. Chứng lắc đầu có thể là triệu chứng của một bệnh thần kinh nào đó của Đỗ Phủ được nhà thơ đề cập đến trong thơ văn
  4. Đây là một câu thơ trong bài Phụng tặng Vi Tả thừa trượng thập nhị vận của Đỗ Phủ
  5. Trong bài Càn Nguyên trung ngụ Đồng Cốc huyện tác ca thất thủ (Năm Càn Nguyên ở huyện Đồng Cốc, làm bảy bài ca) có đoạn tả cảnh mùa đông, Đỗ Phủ đầu bạc tóc rối đi đào khoai rừng. Nhưng tuyết xuống nhiều quá, phải về không: "Nam nữ thân ngâm tứ bích tịch" (Con trai gái kêu đói, bốn vách lặng ngắt). Nguyễn Du, trong tập Nam Trung tạp ngâm 南中雜吟, bài Ngẫu đề 偶題 có một câu tương tự: "Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc" 十口啼饑橫北