Bước tới nội dung

Ma Nhai kỷ công bi văn

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Ma Nhai kỷ công bi văn  (1335) 
của Nguyễn Trung Ngạn, do Trần Trọng Kim dịch

Ma Nhai kỷ công bi văn là tấm văn bia khắc trực tiếp trên núi đá tại núi Thành Nam, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An kỉ niệm chiến thằng của Thái thượng hoàng Trần Minh Tông do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn thảo. Văn bia này khắc vào mùa đông nhuần năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7 tức 1335. Bản dịch tiếng Việt của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược.

Ma Nhai kỷ công bi văn, trong Hoàng Việt văn tuyển, quyển 7 của Bùi Huy Bích
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Bản dịch của Trần Trọng Kim

皇越陳朝第六帝,章堯文晢太上皇帝受天眷命,奄有中夏,浦海內外罔不臣服,蕞爾哀牢,猶梗王化。歲在乙亥季秋,帝親帥六師巡于西鄙。占城國卋子,真臘國,暹国及蠻酋道臣葵,禽,車,勒,新附杯盆蠻,酋道聲車蠻諸部各奉方物,爭先迎見。獨逆俸執迷畏罪,未即來朝。季冬帝駐蹕于宓州,巨屯之原。乃命諸將及蠻夷之兵入于其國。逆俸望風奔竄,遂降詔班師。旹開祐七年,乙亥冬,閏十二月日勒石。

Hoàng Việt Trần triều đệ lục đế, Chương Nghiêu Văn Triết thái thượng hoàng đế thụ thiên quyến mệnh, yêm hữu trung hạ, phổ hải nội ngoại võng bất thần phục, tối nhĩ Ai Lao, do ngạnh vương hóa. Tuế tại Ất Hợi quý thu, đế thân suất lục sư tuần vu Tây bỉ. Chiêm Thành quốc thế tử, Chân Lạp quốc, Tiêm quốc cập man tù đạo thần Quỳ, Cầm, Xa, Lặc, tân phụ Bôi Bồn man, tù đạo Thanh Xa man chư bộ các phụng phương vật, tranh tiên nghênh kiến. Độc nghịch Bổng chấp mê úy tội, vị tức lai triều. Quý đông đế trú tất vu Mật Châu, Cự Đồn chi nguyên. Nãi mệnh chư tướng cập man di chi binh nhập vu kỳ quốc. Nghịch Bổng vọng phong bôn thoán, toại giáng chiếu ban sư. Thì Khai Hựu thất niên, Ất Hợi đông, nhuận thập nhị nguyệt nhật lặc thạch.

Chương-nghiêu Văn-triết Thái-thượng-hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng-Việt, chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục. Nước Ai-lao nhỏ-mọn kia dám ngạnh vương-hóa; cuối mùa thu năm ất-hợi vua thân đem sáu quân đi tuần cõi tây, Thế-tử nước Chiêm-thành, nước Chân-lạp, nước Tiêm-la và tù-trưởng các đạo mán là Quì, Cầm, Xa, Lạc, tù-trưởng rợ Bồ-man mới phụ và các bộ Mán Thanh-xa đều mang phương vật tranh nhau đến đón rước. Chỉ có tên nghịch Bổng cứ giữ mê-tối, sợ phải tội chưa lại chầu ngay. Cuối mùa đông vua đóng quân ở cánh đồng Cự, thuộc châu Mật, sai các tướng và quân rợ-mọi vào tận nước, nghịch Bổng theo gió chạy trốn. Vua mới xuống chiếu đem quân về. Lúc bấy giờ là ngày tháng chạp nhuận năm ất-hợi, niên-hiệu Khai-hữu thứ 7, khắc vào đá.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)