Tam nguyệt xuân thì trưởng đậu miêu,
Hoàng hồ phì mãn, bạch hồ kiêu.
Chủ nhân tại lữ bất quy khứ,
Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều.
Mùa xuân tháng ba, mầm đậu xanh tốt,
Cáo vàng béo đẫy, cáo trắng kiêu căng,
Chủ nhân ở nơii đất khách không trở về,
Tiếc nay, núi Hồng nay để mặc cho những người hái củi buổi chiều.
Nhất đái ba tiêu lục phúc giai,
Bán gian yên hỏa tạp trần ai.
Khả liên đình thảo sam trừ tận,
Tha nhật xuân phong hà xứ lai?
Một dãy chuối xanh che rợp thềm nhà.
Một gian nhà đầy khói lẫn bụi.
Tiếc thay, những khóm cỏ trước sân bị dẫy sạch,
Mai kia, gió xuân biết chỗ nào mà về!
Cố hương cang hạn cửu phương nông,
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng[1].
Thí tự thuần lô tối quan thiết[2],
Hoài quy nguyên bất đãi thu phong[3].
Ở quê hương, nắng hạn lâu ngày, mùa màng mất sạch.
Nhà mười đứa trẻ ăn đói, mặt xanh như lá rau.
Nếu quả thiết tha với món rau thuần cá vược
Thì cần gì phải đợi gió thu mới nhớ chuyện về?
Hữu nhất nhân yên lương khả ai,
Phá y tàn lạp sắc như hôi.
Tị nhân đản mịch đạo bàng tẩu,
Tri thị Thăng Long thành lý lai.
Có người kia thật đáng thương,
Áo rách, nón cời, mặt xám sạm như tro.
Anh ta lánh người, chỉ đi bên lề đường.
Biết đó là người từ Thăng Long mới vào.
Chú thích
▲Theo Gia phả thì người vợ đầu Nguyễn Du chỉ sinh được một người con trai. Bà vợ kế sinh được một người con trai. Lại còn có bà vợ thiếp sinh được mười trai, sáu gái.
▲Thuần lô: rau thuần cá vược. Ngày xưa ở nước Tần có người tên là Trương Hàn đi làm quan xa, gặp gió thu, nhớ rau thuần cá vược ở quê nhà mà bỏ quan về.
▲Hai câu cuối ý nói tác giả muốn cáo quan về ngay không cần đợi có gió thu, nhớ rau thuần cá vược, mới nghĩ đến chuyện về.