Bước tới nội dung

Nghị quyết số 531-NQ/HĐNN7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 531-NQ/HĐNN7 về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại một số nước  (1984) 
của Hội đồng Nhà nước Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 29 tháng 5 năm 1984.

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

QUYẾT NGHỊ

Bổ nhiệm:

1. Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa ấn Độ, kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lan-ca, Cộng hoà Hồi giáo I-ran và Cộng hoà Man-di-vơ thay đồng chí Nguyễn Quang Tạo.

2. Đồng chí Hà Văn Lâu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà Pháp, kiêm nhiệm Đại sứ tại Đại công quốc Lu-xăm-bua, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Hà Lan thay đồng chí Mai Văn Bộ.

3. Đồng chí Trần Hoài Nam, Phó chủ tịch Uỷ ban đoàn kết á - Phi của Việt Nam thuộc Ban đối ngoại Trung ương Đảng, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà dân chủ Đức thay đồng chí Phan Văn Kim.

4. Đồng chí Nguyễn Trọng Thuật, Vụ trưởng Vụ các nước xã hội chủ nghĩa của Ban đối ngoại Trung ương Đảng, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà nhân dân Ba Lan thay đồng chí Trương Quang Ngô.

5. Đồng chí Phạm Duy Toàn, Vụ trưởng Vụ Cu Ba Mỹ la tinh của Ban đối ngoại Trung ương Đảng, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Ru-ma-ni thay đồng chí Tân Phong.

6. Đồng chí Trần Trung, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà nhân dân Mông Cổ thay đồng chí Cao Kiến Thiết.

7. Đồng chí Nguyễn Lung, Phó vụ trưởng Vụ Trung quốc của Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà nhân dân Hung-ga-ri thay đồng chí Bùi Tấn Linh.

8. Đồng chí Trần Huy Chương, Vụ trưởng Vụ châu á 3 của Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a thay đồng chí Trịnh Xuân Lãng.

9. Đồng chí Đào Huy Ngọc, quyền Vụ trưởng Vụ châu Âu 2 của Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thay đồng chí Nguyễn Tiến.

10. Đồng chí Lưu Quý Tân, quyền Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí kiêm quyền Giám đốc trung tâm báo chí của Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thuỵ Điển, kiêm đại sứ tại Vương quốc Na-uy và Vương quốc Đan Mạch thay đồng chí Cao Đắc Hưng và kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hoà Phần Lan thay đồng chí Đinh Nho Liêm.

11. Đồng chí Lê Phương, Vụ trưởng, Tổng thư ký uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, làm Đại sứ, đại diện thường trực nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Pa-ri thay đồng chí Nguyễn Văn Nhàn.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".