Phóng lô từ hí vịnh

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Phóng lô từ hí vịnh[1] - Vịnh đùa người thả chim cộc
của Phan Thanh Giản
Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Ngư giả nhất chích thuyền
Phù gia thất bát khẩu.
Lâm uyên bất kết võng,
Tứ ngư bất thiết cấu.
Chuyên vụ dưỡng lô từ,
Biên phiệt y giang đẩu.
Lô từ trục thành quần;
Đại tiểu các tương củ.
Chung nhật phóng lô từ,
Nhập thủy khu ngư tẩu.
Lô từ tuy phi ngư,
Ngư tại lô từ tri.
Đại ngư đại bổ chi,
Tiểu ngư tiểu bổ chi.
Bổ ngư nạp hầu trung,
Đại tiểu giai sở nghi.
Đại ngư dĩ mãn lam,
Tiểu ngư dĩ mãn ky.
Lô từ bất tự bão,
Chủ nhân bất tự tư (ti):
Đại dĩ dưỡng gia khẩu,
Tiểu dĩ tự lô từ.

Nhà chài chỉ có một chiếc thuyền,
Nhà bảy tám miệng ăn sống lênh đênh trên mặt nước.
Đến bên vực bắt cá mà không phải đan lưới,
Đơm cá mà không phải đặt lờ.
Chỉ chuyên việc nuôi chim cộc,
Kết bè đâu ở nơi nước sông chảy dốc.
Chim cộc theo nhau từng đàn,
Con lớn con nhỏ cùng rủ nhau.
Nhà chài suốt ngày thả chim cộc,
Chim cộc lội xuống nước, đuổi cá chạy.
Chim cộc tuy không phải là cá,
Nhưng cá ở chỗ nào chim cộc cũng biết.
Cá lớn thì chim cộc lớn bắt,
Cá bé thì chim cộc nhỏ bắt.
Cá bắt được đều nuốt vào trong túi họng,
Lớn và nhỏ đều vừa cả.
Cá lớn đã đầy giỏ.
Cá bé cũng bỏ đầy rổ.
Chim cộc không tự ăn no một mình,
Chủ cũng không hưởng riêng một mình:
Cá lớn dùng nuôi người nhà,
Cá bé dùng nuôi chim cộc.

   




Chú thích

  1. Lô từ: tên một loài chim mình đen hơi giống loài quạ, ta thường gọi là con cộc, nó lội nước rất giỏi để bắt cá mà ăn. Người ta thường dùng nó để sai đi bắt cá đem về, chỉ ăn một phần, còn một phần để lại cho chủ nuôi nó. Tác giả làm bài thơ trên khi đi sứ Trung Quốc, nhưng ở nước ta cũng có người làm việc nuôi chim cộc để bắt cá.