Phật giáo triết học/III-I-b-2

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

2. Tích cực thật tại luận. — Thật tại chỉ có trực quan mà biết. Điều ấy đã đành. Nhưng biết rồi cũng phải làm sao mô tả nó cho được. Lòng người bao giờ cũng nghĩ đến chỗ nầy. Do đó phát sanh ra tích cực thật tại luận.

Tích cực thật tại luận của phật giáo có hai lối. Một lối trừu tượng, cho rằng hiện tượng giới là mê vọng, rồi do đó mà có cái quan niệm phản động lại, trừu tượng nghĩ ra thật tại, và diễn tả thật tại bằng những tiếng chân như, chân tâm, viên giác. thắng nghĩa — Một lối cụ thể, tả thật tại bằng những tiếng pháp thân (dharmakâya), như lai (Tathâgata), hoặc là lục đại (mahâbhûta).

Lại xét về chỗ quan hệ giữa thật tại và hiện tượng, thì tả thật tại bằng những tiếng nhứt như, như như, hoặc là pháp giới.

Những tiếng: trung đạo, chân thiện, chân đế, cũng chỉ về thật tại, khi xét đến phương diện hoạt động của nó. Còn khi xét về cá thể của nó, thì có những tiếng để tả tượng nó, như là: phật tánh, giác tánh, pháp tánh.

Tóm lại, dầu cho dùng tiếng nào để tả thật tại, cũng cùng có một ý, là nói rằng thật tại là thiện, là hay động.