Bước tới nội dung

Quan điểm của Nhật Bản về Takeshima

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Quan điểm của Nhật Bản về Takeshima  (2012) 
Bộ Ngoại giao Nhật Bản, do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dịch

Quan điểm chính thức của Nhật Bản xoay quanh vấn đề tranh chấp đảo Liancourt với Hàn Quốc, hòn đảo mà phía Nhật Bản gọi là Takeshima (竹島) còn Hàn Quốc gọi là Dokdo (독도), hiện đang do Hàn Quốc kiểm soát từ năm 1954.

[Quan điểm của Nhật Bàn về Takeshima]


  • Theo bằng chứng lịch sử và dựa trên luật pháp quốc tế, Takeshima Ià một phần lãnh thổ không thể tách rời và vốn có của Nhật Bản. Hiện đang có một sự tranh chấp Takeshima với Hàn Quốc (ROK), và gần đây Tổng thống Lee Myung-Bak đã đặt chân lên Takeshima một cách bất hợp pháp. Nhật Bản đang tìm cách giải quyết những tranh chấp lãnh thổ một cách bình tĩnh, công bằng và hòa bình trong khuôn khổ đúng đắn của luật pháp quốc tế.


  • Với quan điểm nêu trên, ngày 21 tháng 8, Nhật Bản chính thức trao cho Hàn Quốc một đề nghị ngoại giao để khởi kiện vụ tranh chấp Takeshima tại Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) bằng một thỏa thuận đặc biệt giữa hai nước và đồng thời đề nghị hòa giải dựa trên "Trao đổi Công hàm tạo thành sự thỏa thuận giữa hai nước liên quan đến việc giải quyết tranh chấp" để giải quyết việc này một cách bình tĩnh, công bằng và hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 8, Chính phủ Hàn Quốc đã trả lời bằng một công hàm rằng họ không chấp nhận đề nghị này.


  • Hàn Quốc là một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế và nên ủng hộ chế độ pháp quyền trên thế giới thông qua các hành động của mình ở Liên Hợp Quốc và ở các tổ chức quốc tế khác. Ngoài ra, Hàn Quốc đang mô tả vai trò của mình bằng cụm từ gây chủ ý là "Hàn Quốc Toàn cầu (Global Korea)". Theo cách này, Nhật Bản ngờ rằng Hàn Quốc sẽ chấp nhận đề nghị này và nêu ra điều quả quyết của họ một cách công bằng và rõ ràng tại ICJ. Vì thế, câu trả lời của Hàn Quốc không nêu ra một đề nghị đáp lại cụ thể nào về việc giải quyết vấn đề Takeshima là cực kỳ đáng thất vọng.


  • Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục có các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn để tuân theo luật pháp quốc tế một cách bình tĩnh và hòa bình, gồm cả những biện pháp như đơn phương đưa vụ tranh chấp ra ICJ.


  • Mặc dù Hàn Quốc đang cố gắn vấn đề Takeshima với vấn đề nhận thức về lịch sử giữa hai nước, nhưng việc thảo luận về vấn đề Takeshima trong khung cảnh nhận thức về lịch sử là không thích hợp. Quyết định của Nội các Nhật Bản vào năm 1905 gộp Takeshima vào tỉnh Shimane là để "tái xác nhận" yêu sách đòi chủ quyền của Nhật Bản. Trong giai đoạn đầu của Thời kỳ Edo, Takeshima đã được sử dụng bởi các thương gia từ xã Yonago của lãnh địa Tottori, những người đã hành nghề đánh cá và săn bắt với sự cho phép của tướng quân Mạc phủ. Như vậy, Nhật Bản đã thiết lập chủ quyền của mình muộn nhất là vào giữa thế kỷ thứ 17. Việc Hàn Quốc cố gắng thảo luận về vấn đề này trong mối liên quan với vấn đề nhận thức về lịch sử chỉ ra rằng Hàn Quốc không tự tin vào chủ quyền của họ đối với Takeshima.


  • Nhật Bản muốn có được câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi là liệu rằng hành động đơn phương chiếm đóng Takeshima của Hàn Quốc có phù hợp với luật pháp quốc tế và công lý của cộng đồng quốc tế hay không. Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục thuyết phục Hàn Quốc rằng cách giải quyết tốt nhất cho vụ tranh chấp này là đưa vụ việc ra ICJ để tìm sự hòa giải không thiên vị của cộng đồng quốc tế.


  • Trong những năm vừa qua Nhật Bản đã nỗ lực đề thiết lập mối quan hệ hướng tới tương lai với Hàn Quốc ở các cấp khác nhau, nhưng việc Tổng thống Lee đã bất hợp pháp đến đảo Takeshima vào ngày 10 tháng 8 rõ ràng đã làm xấu đi các mối quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản hy vọng rằng Hàn Quốc sẽ hành động vì lợi ích hợp tác giữa hai nước đáp lại niềm tin tốt đẹp của Nhật Bản.


[Những sự kiện lịch sử]


  • Nhiều tài liệu lịch sử xác nhận rằng Nhật Bản đã thiết lập chủ quyền đối với Takeshima trước giữa thế kỷ thứ 17. Hơn nữa, không có bằng chứng nào ủng hộ yêu sách của Hàn Quốc rằng họ đã kiểm soát Takeshima trước khi Nhật Bản thiết lập chủ quyền lãnh thổ đối với Takeshima. Ví dụ, Hàn Quốc tuyên bố rằng đảo Usan, được mô tả trong các văn bản lịch sử của Hàn Quốc như "Sinjeung Dong Yeoji Seungnam - Bản Sửa đổi Khảo sát Tăng cường về Địa lý Hàn Quốc: 1531" là Takeshima ngày nay. Tuy nhiên, trong các bản đồ của "Sinjeung Dong Yeoji Seungnam - Bản Sửa đổi Khảo sát Tăng cường về Địa lý Hàn Quốc" <tham khảo Bản đính kèm >, đảo Usan nằm ở phía tây của đảo Utsuryo. Trên thực tế, Takeshima nằm ở phía đông của đảo Utsuryo. Điều này chỉ rõ rằng đảo Usan không phải là Takeshima ngày nay.


  • Vào tháng 1 năm 1905, chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định Nội các về việc gộp Takeshima vào Tỉnh Shimane, tái xác nhận yêu sách đòi chủ quyền của Nhật Bản đối với Takeshima. Sau này, khi soạn thảo Hiệp ước Hòa Bình San Francisco, Hàn Quốc đã trình với Mỹ một đề nghị đưa Takeshima vào những phần lãnh thổ mà Nhật Bản nên từ bỏ. Mỹ đã từ chối đề nghị này, thể hiện quan điểm của Mỹ rằng Takeshima là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Quan điểm này được chứng minh thêm vào năm 1952 bằng một thoả thuận song phương dưới Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ trong đó Takeshima được chỉ định là bãi tập ném bom của Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản.


  • Theo bằng chứng lịch sử và dựa trên luật pháp quốc tế, Takeshima là một phần lãnh thổ không thể tách rời và vốn có của Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 1952, Hàn Quốc đã đơn phương công bố đường biên giới tự tạo ra ("Đường Syngman Rhee") và tuyên bố "chủ quyền biển" đối với các khu vực biển nằm bên trong đường đó. Hành động này đã vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế tại thời điểm đó (Ghi chú). Đường này đã bao trùm cả Takeshima ở bên trong, và Hàn Quốc đã bắt đầu chiếm đóng Takeshima bất hợp pháp bằng vũ lực. Trong suốt 13 năm sau khi "Đường Syngman Rhee" được vẽ ra cho đến khi nó bị chính thức xóa bỏ bởi việc ký kết Thỏa thuận Thủy sản Nhật Bản-Hàn Quốc vào năm 1965, nhiều tàu cá Nhật Bản đã bị bắt giữ và nhiều ngư dân Nhật Bản đã bị giam cầm, gây thương vong nặng nề.


(Ghi chú) "Đường Syngman Rhee" được vẽ ra với các vùng biển khơi và Hàn Quốc đã tuyên bố rằng đó là khu vực kiểm soát và bảo vệ tài nguyên quốc gia và thuộc chủ quyền của Hàn Quốc. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đưa ra khái niệm khu vực nằm trong phạm vi quyền hạn của một quốc gia ven biển đối với khu kinh tế độc quyền 200 dặm hải lý, đã được thông qua năm 1982, và có hiệu lực từ năm 1994.


  • Mặc dù Nhật Bản đã đề nghị với Hàn Quốc vào năm 1954, 1962 và 2012 rằng vấn đề liên quan đến chủ quyền của Takeshima nên được chuyển đến ICJ, nhưng Hàn Quốc đã từ chối các đề nghị đó. Vào ngày 17 tháng 8 năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã gửi một bức thư đến Tổng thống Lee liên quan đến vấn đề Takeshima. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc đã không nhận thư vì trong thư có từ "Takeshima", và đã trả lại bức thư đó. Việc này lẽ ra theo thông lệ ngoại giao là không nên làm. Cách làm bình thường là nêu ra những xác nhận của Hàn Quốc một cách công bằng và rõ ràng dưới hình thức một trả lời đối với bất kỳ một nội dung nào mà phía Hàn Quốc không thể chấp nhận được trong bức thư kia. Việc Hàn Quốc đã nhiều lần từ chối đưa vụ việc ra ICJ cũng như việc Hàn Quốc trả lại bức thư giữa lãnh đạo của hai nước chỉ ra rằng Hàn Quốc không có niềm tin vào yêu sách của mình đòi chủ quyền đối với Takeshima.


(Để có thêm chi tiết về quan điểm của Nhật Bản về Takeshima, hãy tham khảo trang web sau đây: http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/takeshima/)

-Hểt-

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng, không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Điều 13 Luật Bản quyền Nhật Bản. Điều 13 qui định sẽ không cấp bản quyền cho một công trình thuộc một trong các thể loại sau:

  1. Hiến pháp, pháp luật và điều lệ khác;
  2. thông báo công khai, hướng dẫn, thông tư và các văn bản tương tự ban hành bởi các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương;
  3. bản án, quyết định, mệnh lệnh, nghị định của tòa án, cũng như phán quyết và bản án được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ trong thủ tục tố tụng có tính chất gần tư pháp;
  4. bản dịch và bản biên soạn được phụ trách bởi các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương của [bất kỳ] tài liệu được liệt kê trong ba mục trước.
Bản dịch:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng, không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Điều 13 Luật Bản quyền Nhật Bản. Điều 13 qui định sẽ không cấp bản quyền cho một công trình thuộc một trong các thể loại sau:

  1. Hiến pháp, pháp luật và điều lệ khác;
  2. thông báo công khai, hướng dẫn, thông tư và các văn bản tương tự ban hành bởi các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương;
  3. bản án, quyết định, mệnh lệnh, nghị định của tòa án, cũng như phán quyết và bản án được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ trong thủ tục tố tụng có tính chất gần tư pháp;
  4. bản dịch và bản biên soạn được phụ trách bởi các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương của [bất kỳ] tài liệu được liệt kê trong ba mục trước.