Bước tới nội dung

Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu/3

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu của Phan Bội Châu
Bài dự thuyết mở nhà giảng báo
Bài dự-thuyết mở nhà giảng-báo

Làng ta thủa xưa vẫn không có hội giảng báo, từ bây giờ mới có, thiệt là một cái việc đã vài ngàn năm nay, chưa từng thấy, mà bây giờ được thấy lần thứ nhất; thực là một việc to lớn đủ tỏ ra cái lòng nhiệt thành công ích của cha ông chú bác ta, mà thiệt là vì thương món con em ta sắp đặt cái việc sung sướng ngày sau, không biết bao mà lường được, bởi vì vậy cho nên vừa ngày nay là ngày đầu mới khai hội. Chúng tôi xin dâng một vài lời như sau nầy:

1 — Là cái lý-do vì làm sao mà phải khai thiết ra cát hội giãng báo nầy?

2 — Là những việc lợi ích về người ta xem báo rồi sở đắc như thế nào?

Trước kể đều thứ nhất: cứ cái công lệ loài người ta dần dần phải tấn hóa lên, đầu tiên phải lấy cạnh-tranh làm tạo nhân, mà đến lúc kết quả thời tất ai nấy: ưu thì thắng; liệt thì bại. Về phần ưu đã thắng, nhân lúc thắng càng thêm biết cái sở-dĩ ưu; phần liệt đã bại nhân lúc bại càng biết cái sở-dĩ liệt, đã biết cái sự liệt vì ở chốn nào thời phải gấp lo mà cải-lương đi. Hay lo cải-lương thì ngày nay tuy là liệt mà ngày khác chưa chắc không lên tới ưu chẳng lo cải-lương thời những sự liệt bại vẫn là bánh xe đã đổ rồi mà thực là một cái tạo-nhân cho chủng-vong tộc-diệt về ngày sau.

Người ta thử dòm cái hiện tượng gần đây năm mươi năm (50) nhận lại, mà biết cái công-lệ của thiên nhiên bày đặt ra đã rành rành không đường nào tránh được. Vì giao thông mở rộng, nên nỗi sự cạnh-tranh về đường thương giới rất là hung. Vì cơ xảo trăm đường nên sự cạnh-tranh về công giới rất là mạnh, vì miệng ăn một ngày một thêm nhiều, giá gạo một ngày một thêm đắt, nên cạnh-tranh về đường nông giới thiệt là nóng nảy.

Biết bao nhiêu là cạnh-tranh ở trên vật chất, khiến cho người nước ta như hình chịu chết.
Theo như cái tình trạng sinh hoặc người ta lúc bây giờ chắc là vì liệt mà đến bại, vì bại mà đến tử tuyệt cái việc ấy đã rõ ràng ở trước mắt rồi, người ta nếu chẳng kíp lo cải-lương ở lúc bây giờ; thời nòi giống mình e cũng đã gần ngày tuyệt diệt. Nghĩ đến nông nổi thế gai gốc biết là dường nào.

Cải-lương thay! Cải-lương thay!!

Lúc bây giờ thiệt là không còn ngày tháng mà chờ đợi nữa. Dẫu sương mới ở dưới bàn chưn mà biết sự đống giá dầy đã sắp sữa đến; bóng mưa còn ở bên cạnh núi, trước phải đem cánh cửa củ mau chằng chịt đi. Huống hồ giá đã ngập gốc mưa đã lấm đầu, thời việc tử-trung-cầu-sinh không gấp ở lúc bây giờ còn mong chờ gì nữa? Chúng ta nghĩ một phương pháp hay cho ngày nay, không chi là bằng cải cách cho hết phong tục hủ, vun trồng cho nên cơ-nghiệp mới, khiến cho dân ta biết làm sao mà hợp quần được, thời mới có thể lo việc cường, khiến cho dân ta biết thế nào mà hưng lợi được, thời có thể bàn việc phú. Nói tóm lại thời cốt ở nơi « hậu-dân-sinh », nhưng mà muốn « hậu dân-sinh » thời tất trước phải cần khai-dân-trí. Cái phương pháp khai-dân-trí tuy là điều mục rất nhiều nhưng mà muốn nhà nào nhà nấy hiểu, cửa nào cửa nấy thông để đem cái trí thức mới, cái tư tưởng mới tuôn đổ vào trong óc người ta cả thảy, thì không có việc chi hơn việc giảng báo nữa. Làng ta xưa nay vẩn thanh danh vạn vật, hơn trong một tổng có điền địa..... mẫu, có nhân dân...... người, phong khiến phong tục hủ xưa cải cách hết đi, cơ nghiệp mới nay vun trồng gấp lên, có lẽ nào mà không thành ra một làng phú thứ. Tiếc thay cho vì một việc: chốn đất nầy đã không phải chốn giao thông tiền lợi, và lại người bây giờ ít kẻ nghe rộng thấy nhiều, mổi việc chỉ những theo nước bước cũ, thủng thẳng rù rờ, qua xong trong lúc rày mai, không kể đến sự công vạn thế. Bao nhiên kim tiền đem vất về những đường vô dụng thời dân ngày càng nghèo thêm, bao nhiêu tâm huyết đem đổ vào những đường hữu-hại; nên dân càng ngày càng yếu thêm, bao nhiêu thức dụng rặt là hóa-phẫm ở ngoài đưa vào, mà mình không một giống gì hay chế tạo, bao nhiêu sự nghiệp rặt là theo tập-quan hủ-bại ngày xưa, mà mình không tí gì biết canh tân!

Ôi! thử đứng dậy mà dòm bốn bể người ta ai nấy những là đua phú tranh cường, ngày ngày cầu cho tấn bộ, mà cha anh con em làng ta những rè-rè rụt-rụt thối bộ cũng đành vậy mà thôi. Ngó về trước thời tiếng tăm cơ nghiệp tổ tiên ta e có ngày càng thêm suy đốn, ngó về sau thì vận mệnh tương lai con cháu ta không có thể mong cho ngày càng hưng vượng.
Vì sao đến thế? Hay là người ta mù điếc hay sao? Chắc là không phải, chỉ bởi vì tối ngày quanh quanh ở trong nhà thời mắt sáng cũng như mù, chuyện trò những bịt trong cánh cửa, thời tai tỏ cũng như điếc. Thấy nghe ngày càng chật hẹp thời thông minh lấy gì mà mở mang, thông minh càng ngày càng bịt-bùng thời trí-thức lấy gì mà nẫy nở. Người như thế mà muốn cùng nhau lo việc phú cường có khác gì đánh đẩy con hôn què, mà khiến nó đi con đường muôn dặm, chắc là nguy hiểm mà thôi. Bây giờ muốn cứu cái bịnh hoạn nầy thời không chi bằng khiến người ta ham đọc tờ giấy nhựt trình, nhóm hết việc trong thế giới mà thu lại trước con mắt, thời việc gì cũng thấy cả. Nhóm hết lời nói người trong ngoài mà thu vào bên lổ tai thời lời gì cũng nghe được cả. Nghe thấy ngày một thêm thời trí thức chắc là càng nảy nở. Trí thức ngày một rộng, thời sự nghiệp mới biết đường cải lưởng. Rửa sạch những dấu cũ liệt bại ngày xưa, mà dần dần tấn lên đường ưu thắng. Làm được thành công như thế, thiệt vì có giấy nhựt-trình làm môi giới cho; lý do sở dĩ khai thiết hội giảng-báo ấy là vì vậy.

Bây giờ lại nói đều thứ hai: Là những sự lợi ích người ta coi báo sở đắc ra thế nào?

1• — Người ta xúm nhau ở chung trong một nước nhưng dân trong một nước tức là đồng họ trong một nhà. Tiếng hát ai cũng vui chung, tiếng khóc ai cũng buồn chung. Việc đau đớn thời đau chung, việc sung sướng thời sướng chung. Ở phía tình thời có như thế mới đành, ở phía lý cũng có như thế mới là đáng. Song bởi vì nước ta giao thông còn chưa được mười phần phát đạt. Sông nầy khe nọ vì khèo-khúc mà cách đoạn tấm lòng ta; dặm bắc đường nam, vì xa xuôi mà chia lìa chưn tay ta. Từ xứ nọ tới xứ kia vì cái giới hạng thiên nhiên nên nổi anh em con một nhà không bao giờ ngồi với nhau mà trò chuyện được. Tính tình không thể nào mà thông với nhau, trí thức không thể nào mà đỡ đổi nhau. Thiệt là một cái việc rất đau đớn, bây giờ muốn chữa hết cái đau đớn ấy thời tất phải nhờ cái giấy nhựt-trình; Giấy nhựt-trình kia là cái họng lưỡi cho nhân dân ta vậy. Đọc tờ giấy nhật-trình Bắc-kỳ, tức là ngồi nói chuyện với người đồng bào ở Bắc-kỳ.

Đọc tờ giấy nhật-trình Nam-kỳ tức là ngồi nói chuyện với đồng bào Nam-kỳ. Tính tình có thế mới hay thông nhau, trí thức có thế mới hay đỡ đổi nhau. Liên lạc cái cảm tình cũa người ta, thiệt lấy tờ giấy nhựt-trình làm cái cơ quan rất lớn. Ấy là lời ích thứ nhứt.

Ở trong một nước, hoặc các tỉnh, phủ cho đến các đô thành, phàm những đồ con người ta ngày thường phải dùng đến: nào là đồ ăn, nào là đồ mặc, nào là tài liệu các đồ ở, nhưng vì thổ nghi với khí hậu tùy mọi nơi mà khác nhau, thời cái vật sản với thời giá cũng tùy mọi nơi mà khác nhau. Cũng có giống ở chốn nầy thời quá đắt mà đến chốn kia lại quá rẻ. Cũng có giống ở chốn nầy thời quá nhiều mà chốn kia lại quá ít. Lỗ tai, con mắt người ta đã khốn khổ vì chí ở trong một góc, mà vả lại thơ từ tin tức có thế nào mà luôn luôn thông được nhau. Cho nên cái vật sản với thời giá các địa-phương người ta có thể nào mà ngày nào, chốn nào cũng trực tiếp được mọi sự chơn-thực. Thường thường vì tai nghe mắt thấy nhiều sự mơ hồ mà sinh xuất ra cái trở-lực rất to cho công-thương thực-nghiệp. Cái việc ấy khốn nạn biết là bao nhiêu. Bây giờ muốn trừ hết cái khốn nạn ấy thời tất phải nhờ tờ giấy nhựt-trình. Tờ giấy nhựt-trình là tai mắt cho người ta vậy. Cái vật sản một chốn nào thời nhờ có giấy nhựt-trình một chốn ấy mà ta có lẽ xét được. Cái thời giá ngày nào thời nhờ có tờ giấy nhựt-trình ngày ấy mà ta có lẽ tra được. Nào là nhà công-nghiệp, nào là nhà nông-nghiệp, nào là nhà thương-nghiệp, ai nấy cũng mở tờ nhựt-trình mà được cái tiêu-tức rất đích thực. Đem cái có ở chốn ấy, mà đổi cái không ở chốn kia. Đem hột lúa Nam mà dời qua Bắc, đem người thợ Bắc mà đổi qua Nam, tất cậy tờ giấy nhựt-trình làm một người hướng-đạo. Ấy là việc lợi ích thứ nhì.

Lại có một sự lợi ích nầy là đều thứ ba, cái sự lợi ích nầy thuộc về phần tư-tưởng, phần lý-luận là vì có tư-tưởng mới sinh ra. Đã sinh ra lý-luận mới hay sinh ra sự thực. Cho nên có một cái chức nghĩa gì mà muốn thành ra sự thực, tất phải trước cầu cho có một bài lý-luận, một bài lý-luận đó mà muốn đề xướng cho người ta nghe, tất trước phải cầu cho có một mối tư-tưởng. Nhưng giống tài liệu làm cho truyền bá được cái tư-tưởng, không giống gì là bằng giấy nhựt-trình. Ở Bắc-kỳ có một tư-tưởng gì nhờ có nhựt-trình mà truyền thấu đến Nam-kỳ. Nam-kỳ có một tư-tưởng gì nhờ có giấy nhựt-trình mà truyền thấu đến Bắc-kỳ.

Xưa nay tư-tưởng của người ta có kẻ vì hoàn-cảnh khác nhau mà tư-tưởng ngày xưa với ngày nay thường hay thay đỗi; cũng có kẻ nhân-nảo cân với cảm-tình xui khiến, mà tư-tưởng cũ cùng tư-tưởng mới thường hay xung đột nhau. Ở trong những thời kỳ ấy, có nhiều khi là tư-tưởng vận tốt xấu chưa rành nhưng mà ai nấy đã có tư-tưởng, tất cũng muốn truyền bá ra ở trong một đời, thế tất phải nhờ giấy nhựt-trình làm một bộ máy truyền thanh. Giấy nhựt-trình là cái ống điện thoại của nhà tư-tưởng vậy. Vì vậy cho nên một chốn nào mà nhiều giấy nhựt-trình thì một chốn ấy chắc hay lưu truyền cái tư-tưởng, tư-tưởng đã để lưu truyền thời có lẽ thành ra lý-luận, lý-luận đã đầy đủ thời chẳng bao lâu cũng thành ra sự thực. Mới biết giấy nhựt-trình chẳng phải những phát biêu tư-tưởng mà thôi; cũng chẳng phải những cổ xuy lý-luận mà thôi. Mà thực là một phương thuốc thôi-tinh để cho nảy nở vô số sự thực. Ấy là lợi ích thứ ba.

Xét như ba đều lợi ích tôi bàn ở trên ấy, thời cái công lao nhà viết báo chúng ta thực nên kỹ niệm cho nguời ta. Mà kỹ niệm cho ngưòi ta thời tất phải mua báo cho nhiều, mua báo cho nhiều, đọc báo cho nhiều, giảng báo cho nhiều. Ấy mới là kỹ niệm cho nhà làm báo, lại là mua chuộc những sự lợi ích rất lớn lao cho chúng ta. Nghĩ đã hết lẽ như thế vài ba đồng xu một tờ báo chúng ta có tiếc làm gì. Là bởi vì ta hao tổn chỉ có vài ba đồng xu mà được những sự lợi ích vô cùng vô tận. Vườn hoa công ích phải nhờ nhà viết báo làm kẻ trồng cây; đài hát văn minh phải nhờ người giảng báo làm thầy đánh nhịp. Anh em chị em ta ai nấy xin người xuất tài kẻ xuất lực cho sự nghiệp hội giảng báo nầy càng ngày càng hưng thịnh vẻ vang. Tôi nay đương ngày mới khai hội, tôi xin rót giọt máu nhiệt-thành đốt nén hương danh-dự mà chúc cho hội giảng báo nầy được trường thọ.

PHAN-BỘI-CHÂU

   開講報堂豫說詞
我 向無講報堂有之自今日始以數千年未經見之事而乃於今日創見之此誠 
我父老伯叔熱心公益之一大端而所爲我子弟造前途之倖福者正未可量今當 
開堂伊始謹略貢數言如左 
其一    講報堂所以開設之理由 
其二    吾人閱報所得之利益 
人類進化之公例常造因於競争而其結果則必優者勝而劣者敗優者旣勝因勝 
而益顯其所以優劣者旣敗因敗而益知其所以劣知所以劣則宜急圖所以改良 
能圖改良則今日雖劣而他日未必不進於優不圖改良則劣敗已爲前車而後日 
種亡族滅之造因則在乎是吾人試觀五十年來之現象而知此等天演之公例寔 
萬無可逃自交通大開則商界之競争烈機巧百出則工界之競争烈食口日繁米 
價日昂則農界之競争烈物質上之競爭幾令吾人日趨於失敗 

據吾人今日生活之情狀因劣而敗因敗而死絕此事已燎然目前吾人及今尚 
不急圖改良則族滅種亡恐必成爲事寔言念及此骨戰膽寒改良哉改良哉今日 
正爲萬不容緩之辰期矣履霜而戒堅冰之漸未雨而先綢戶之謀况乎冰旣沒脛 
雨旣淋頭吾人死中求生不於此辰更復何待爲今之計莫若改革腐俗培養新基 
使吾民知所以合羣則可與圖強使吾民知所以興利則可與謀富其歸結則在於 
厚民生而欲厚民生則必先開民智開民智之方法雖條目孔多然欲家喩戶曉灌 
輸新智識新思想於一般羣衆之腦中則講報尚矣我邑向以文物聲名甲於全總 
有田地   畝有人民   人倘使腐俗盡革新基早築寧不爲富庶之一鄉 
乎所惜者地非交通四達之區人乏見聞宏博之士種種事業故步自封徒偷一日 
之安不爲萬世之計耗金錢於無用之事則民日以貧瘁心血於有害之途則民日 
以弱一切食用皆外來之貨品而我不能自製造一切事業皆腐舊之習慣而我不 
能自更新起視四海他人方競富爭強日求進步而我邑父老子弟乃縮縮焉以退 
步自甘前瞻則我祖先之令名大業有日就衰頹之憂後顧則我子孫之生計前途 

無日趨興旺之勢此豈吾人聰明缺乏之罪哉徒以足跡不離戶庭則目無所見談 
資不出閨巷則耳無所聞見聞日隘則聰明日塞聰明塞則智識無由以開將與之 
謀富強是猶策跛鼈而使爲萬里之行也欲救此患莫若使之多讀報章聚世界之 
事於目前而使之有所見集中外之言於耳側而使之有所聞見聞日增則智識因 
之發展智識發展則事業知所改良洗劣敗之前跡而進於優勝之途此等成功寔 
以讀報爲其媒介此本會所以開設之理由也今乃言及閱報所得之利益 
吾人羣居聚處於一國之内一國人民卽爲一家之族姓歌哭相聞痛癢相關於理 
爲宜於情爲合然以吾國交通尚未十分發達山溪嫌其阻道里苦其遙此邑彼都 
域於天然之界限乃至一家兄弟不能相聚而談性情無由相通智識無由互換其 
可憾爲何如耶欲消此憾端則必賴有報紙報紙者吾人之喉舌也讀北圻報紙則 
是與北圻諸同胞相接談讀南圻報紙則是與南圻諸同胞相接談性情由此而相 
通智識因之而互換吾人感情聯絡寔以報紙爲其結合之機關此其利益一 
一國之内或各省府及各都城凡人生日用之需衣食居住之材料因氣候與土宜 

不同則其物產辰價隨之而各異有在此處則厭其多而在彼處則嫌其少有在此 
處則苦其昂貴而在彼處則苦其低廉吾人耳目有限見聞旣域於一隅而且魚鴈 
不靈信息無由而便捷各地方之物產辰價吾人不能辰辰處處而直接得其眞情 
往往因見聞之糢糊而生出工商寔業上之大阻力其可憾爲何如乎欲平此憾端 
則必賴有報紙報紙者吾人之耳目也某處某處之物產有某處某處之報紙可稽 
某日某日之辰價有某日某日之報紙可接農業家商業家工業家皆可披報紙而 
得物產辰價之眞磪消息以此所有易彼所無移粟於北移民於南皆報紙爲其嚮 
導使也此其利益二 
思想者理論之母理論者事寔之母故欲求一主義之發爲事寔必先求有一理論 
欲求一理論之提唱必先求有一思想傳播思想之材料莫若報紙北圻有一思想 
可由報紙以傳達於南圻南圻有一思想可由報紙以傳達於北圻吾人思想或因 
環境而今昔變遷或因腦筋與感情之作用而舊思想與新思想之衝突因之而生 
其間思想當過渡辰期美惡尙未定評而究皆欲傳播一種思想於當辰則必藉報 

紙爲傳聲之機器報紙者思想家之電話機也是故報紙發達之處卽爲思想流行 
之處思想旣播理論因之而成理論旣圓事寔因之而現乃知報紙者不但發表思 
想而已不但鼓吹理論而已而且爲產出事寔之一保姆也此其利益三 
有三利益如前所陳大哉大哉報館之有造於人羣也吾人對於此等功績不可不 
思所以紀念之而欲紀念此偉大之功績則惟有多購報章多讀報章多講報章而 
已吾人旣了然於此中之原理則犧牲數銅元以購報紙一張吾人必樂爲慷慨蓋 
費數銅元之資本金而獲無盡無窮之利益吾人何所憚而不爲乎啻如闢公益之 
花園則編報人寔爲裁樹者築文明之舞臺則講報人寔爲出演者願我同胞諸君 
其各集合羣策羣力以圖之使講報堂之事業日益昌盛而進於光明吾人希望正 
復何限今當開堂伊始鄙人願掬熱誠之血拈名譽之香祝講報堂萬歲 
                 潘佩珠擬