Tờ thông cáo toàn quốc của Phan Bội Châu

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Tờ thông cáo toàn quốc của Phan Bội Châu  (1926) 
của Phan Bội Châu

Thông cáo ngày 10 tháng giêng năm 1926, sau khi Phan Bội Châu được chính quyền thuộc địa Pháp ân xá.

Huế, ngày 10 tháng giêng, năm 1926

TỜ THÔNG CÁO

TOÀN QUỐC

CỦA

PHAN-BỘI-CHÂU

(Lettre de Phan-Bội-Châu)
HUÉ
IMPRIMERIE DAC-LAP
BUI-HUY-TIN ET C
1926

PHAN-BỘI-CHÂU

TỜ THÔNG CÁO TOÀN QUỐC

Ngày nay là ngày thứ nhứt tôi được tái-kiến quốc-dân đồng-bào ta, mà lại là ngày thứ nhứt tôi đã chết mà sống lại; trong tinh-thần tôi cảm sự khổ-thống, và được sự vinh-hạnh của quốc-dân ban cho, hình như hai đàng ngang nhau, khó bề cân-nhắc. Sực nghĩ lại từ khi bị bắt, đến khi ra Tòa, hơn năm tháng trời, tai không nghe được tiếng quốc-dân, mắt không trông được bóng quốc-dân, thân bó cảnh tù, hồn theo bạn quỷ, mà trong lòng tôi lại khoan-khoái hơn bây giờ; bởi vì trong khi ấy tôi nghĩ rằng: có lẽ cái nghĩa-vụ của tôi đối với quốc-dân may được nhờ nhịp này mà cáo vô-tội với quốc-dân vậy.

Nào ngờ đâu Chánh-phủ Bảo-hộ vì cái lòng thương yêu dân Nam-việt mà thương lây đến tôi là vô tội, không gia hình ngay, lại nhờ quan Toàn-quyền Varenne xin cho ân-xá, ngay hôm được ân-xá, quan Khâm sứ Trung-kỳ liền đón tôi về Kinh, đến Kinh rồi mới biết lúc tôi ở trong ngục, quốc-dân ta hoặc gửi thơ, hoặc đánh điện, hô hào cứu giúp; và khi quan Toàn-quyền mới bước chân đến Hà-nội, thời đồng-bào ta, kẻ đón sau, người đón trước, yêu cầu tha cho Phan-bội-Châu. Tôi được nghe tin ấy, kinh sợ bội phần, cho là nước ta có dân-khí thế này, thật là cái tia sáng rất mới mẻ trong Lịch-sử mấy ngàn năm mà tôi là người nào, được xoi dọi trước cả.

Tiếng oan đã vạch trời kêu thấu, sống thừa may còn đất trùng lai; thuộc về hai phương diện: Chánh-phủ vẫn là có cái đặc-ân nhân-từ khoan-đại, nhưng mà lòng tinh-thành ái-quần ái-chủng của anh em chị em ta, thật là thần quỉ cũng kinh, đá vàng cũng vũa, vì thế cho nên tôi đối với hai phương diện, đều lấy làm cảm-khích lắm lắm. Ở Kinh vừa vài hôm, đồng-bào quá thương, đến thăm rộn rực, nhứt là nam nữ học sanh cho đến các đoàn-thể, hoặc gởi thơ, hoặc hội diện, hoặc phủ-úy, hoặc trách-nan, vì lòng trung thành mà giạy bảo, vì lòng thương mến mà sinh lo, cảm tình nóng nẩy xem bằng người mẹ-hiền mới thấy được đứa con quý-báu; xui nên cái tinh-thần của tôi bây giờ chỉ có thống-khổ và lo sợ.

Tự nghĩ đến hơn hai mươi năm nay, bôn-tẩu việc nước, chỉ làm cho đồng-bào bị cái lụy dây dưa, mà kỳ thực đối với đồng-bào không có chút công may mối, rồi đến khi dấn mình vô trong lưới tội, lại không hay liều một cái chết để tạ quốc-dân, phụ ơn tham sống, tội thật đáng giết, còn nào mặt mũi, trơ tráo râu mày.

Nhưng đêm thanh bấm bụng hỏi mình, có một đều chưa đành tự-khí được, là chỉ có sự hoài-bảo của mình bấy lâu nay không thể nào mà quên được, chi bằng lo chuộc cái lỗi gĩ-vãng, gắng tính cái chước thiện-hậu mà thôi; vì vậy nay xin kính-cẩn trịnh-trọng phơi gan trải mật ở trước mặt đồng-bào ta, xin anh em đồng bào rất kính rất mến của tôi, thương xét mà lượng thứ cho vậy. Tôi từ trong khoảng năm Thành-thái ất-tỵ (1905), vì thấy Chánh-trị Báo-hộ, rất là không tốt, Đồng-bào ta bị áp ức so với đời chuyên-chế lại còn quá hơn, nóng lòng sốt ruột, bắt phải kêu van; mỏi miệng tắt hơi, hóa nên nhảy nhót; có lạ gì làm liều quá sức chắc trăm phần bại mà không một phần nên; nhưng biết đâu xưa nay cách-mệnh thành công dành phải nhờ quốc-dân để làm hậu-thuẩn; tức xem như trong khoảng thế-kỷ thứ 17 thứ 18, nước Pháp mấy lần cách mệnh mới có thể thay chuyên-chế làm cộng-hòa; huống chi đem cái trình-độ quốc-dân nước Pháp bấy giờ, so với trình-độ quốc-dân ta ngày nay, khác nào như trời với vực, ép đứa trẻ con ba tuổi mà bắt đi con đường vạn-lý, đường xa sức yếu, thế tất phải nguy-hiểm ngay. Tôi đã từng thí-nghiệm trong mười hai năm, biết rằng hậu-thuẩn không nương tựa vào đâu, thời chắc tiền đồ chỉ những là thất-bại, dục-tốc-bất-đạt, lẽ ấy đã rành rành, nếu mà liều lĩnh mãi hoài, thiệt là dẫn cho dân trong nước phải sai đàng lạc nẻo, dầu chỉ muốn cho thân mình được cái hư-danh anh-hùng hào-kiệt, mà khiến cho nước ta bị cái ác-quả mãn-kiếp trầm-luân, tự hỏi lương-tâm, làm người sao đáng?

Vì vậy tính đổi phương-châm, chú lực về cái phương diện làm sao cho quốc-dân ngày thêm tấn-bộ. Nhưng nghĩ rằng nếu muốn cho trình-độ quốc-dân ngày thêm tấn-bộ, thời phải bắt tay lo về đàng giáo dục mới được, mà muốn cải-lương sự giáo-dục, nếu không có thợ hay thầy giỏi thời cậy ai chỉ vẽ cho; người nước Pháp chính là những bậc thầy thợ tình cờ gập gỡ Trời đưa sang cho ta đấy.

Trong khoảng năm Tân-hợi hiệu Duy-tân (1911), nghe có quan Toàn-quyền Sarraut sang trọng-nhiệm nước ta, có hứa rằng sẽ cải-lương đường giáo-dục cho dân ta, mà Ngài cũng đã thi hành một đôi việc như là bỏ khoa-cử mở học-đường v. v...

Tôi ở ngoài ngàn muôn dặm, chưa rõ thiệt giả, đói đã lâu ngày nằm chiêm bao thấy cơm mà mừng cuống, phương-châm không đổi, còn đợi lúc nào? Bởi vậy năm 1917 xướng ra bài luận « Pháp-việt-đề-huề » đại ý nói rằng: muốn được cái đại giá văn-minh học-thức, tất phải bỏ vứt cái chủ-nghĩa phản-kháng đã chủ-trì từ trước mà đề-huề với người Pháp, vẫn biết rằng mình không ưa nô-lệ với cường-quyền, nhưng có lẽ nào mình lại không trung-thành với bậc sư hữu; nhân lý-tưởng ấy, tôi lại làm một bài « Dư cửu niên lai sở trì chi chủ-nghĩa » trong bài ấy khổ tâm tôi ngụ ý chỉ cốt có bốn chữ « Súc chủng đãi thời »

Thử xem cái gương trước của nước Ai-cập, Ấn-độ và Phi-luật-tân thời đủ biết rằng: trong thế-giới không có cái nước yếu nào mà mãi không độc-lập, lại cũng không có Chánh-phủ văn-minh nào mà câm không giáo-dục bao giờ; nếu Chánh-phủ thành-tâm giáo-dục cho ta, thời ta trung-thành với Chánh-phủ, cũng hiệp lẽ phải. Ấy là cái tư-tưởng của tôi sở dĩ chủ-trương về nghĩa Pháp-việt đề-huề vậy.

Tôi bây giờ được về mà làm một người dân trong nước, tự ý tôi vẫn nghĩ rằng: Chánh-phủ vì lấy công lý đối với dân Việt-nam mà xử-trí cho tôi như thế, chứ không phải vì cách lung lạc tôi mà đánh lừa dân Việt-nam, từ giờ trở về sau, tôi chỉ thể theo tấm lòng Chánh-phủ đối với dân Việt-nam, như đã nói trên kia, mà ra sức theo đòi cái chủ-nghĩa của tôi đã xướng ra từ trước. Ấy là cái hoài-bảo của tôi về sau nầy vậy... Đồng-bào ta gần đây vì thấy tôi được ra khỏi ngục không bị tử-hình, hoặc ngờ tôi vì sự cảm ơn ấy, mượn cái mỹ-danh “ Pháp-việt đề-huề, ” mà trang cái ác-tướng thay hình đổi lốt; xúm nhau trách bị, tôi cũng lấy làm ngượng mà khó trả lời. Tôi xin tự quyết thề trước mặt Quốc dân một lời rằng:

Cái hoàn-cảnh của tôi bây giờ tuy khác trước, mà tấm lòng ái-quốc của tôi thời trước sau cũng như một; cái chủ-nghĩa pháp-việt đề-huề là cái chủ-nghĩa tôi đề-xướng tự 10 năm nay, chứ không phải về đây vì được khỏi chết mà đề-xướng; tôi định đề-huề là đề-huề với cái Chánh-phủ khai-hóa cho dân Việt-nam, chớ không đề-huề với cái Chánh-phủ áp ức dân Việt-nam. Nhưng vì xa tổ-quốc lâu ngày, tôi bây giờ cần phải có thì giờ quan-sát rồi sẽ hành-động; nếu tôi quan-sát mà có thể làm được thì tôi sẻ thi-hành cái chủ-nghĩa của tôi; khi ấy tôi cũng hết lòng trông cậy anh em chị em đồng-bào ta tán-thành và giúp đỡ cho tôi được thành hiệu quả.

Tôi lại xin có một lời kính trình với Chánh-phủ bảo-hộ rằng: tôi lâu nay đã đành bỏ cái chủ-nghĩa phản-kháng mà xướng cái chủ-nghĩa đề-huề, thì tâm sự tôi thế nào Chánh-phủ cũng đã biết; nếu Chánh-phủ định áp chế dân Việt-nam thì tưởng nên lấy thế lực của Chánh-phủ mà thi-hành đi, không cần lợi dụng cái chánh-sách đề-huề của tôi làm gì; nếu Chánh-phủ nghĩ rằng pháp-việt đề-huề là có lợi ích cho dân hai nước, thì xin Chánh-phủ thi-hành cái lối đề-huề thật, cho dân-tộc Việt-nam dễ theo và tôi dễ theo, mà đến khi tôi hành động về chủ nghĩa ấy cho khỏi mang tiếng người ta trách là tôi bị lừa, và Chánh-phủ đánh lừa dân Việt-nam.

Tôi lại xin quốc-dân ta, nếu ai có đều gì ích lợi cho sự quan sát của tôi thời xin chỉ bảo cho tôi biết.

Tôi lại trông Chánh-phủ nếu nhận cho cái nghĩa đề-huề là phải, thì nên thi-hành sự đề-huề thật cho tôi được trông thấy.

Ấy là chánh-phủ và quốc dân có ơn tác-thành cho tôi càng hơn là cái ơn lấy công-lý mà tha tôi khỏi chết và yêu cầu cho tôi được tha vậy.

Huế, ngày mồng 10 tháng giêng năm 1926
PHAN-BỘI-CHÂU

  潘佩珠通告國民書
佩珠今日爲與我國民同胞再相見之第一日而又爲佩珠旣死而再活之第一日自己— 
所感之苦痛與同人所賜之榮幸幾於同量無可分別囘憶自被捕至出庭凡五月餘耳 
不接國民之聲目不接國民之影幽鎖一室自分必死反覺愉快甚於今朝自謂對於 
國民之義務得此已幸告無罪豈期保護政府以愛恤越民之故憐及無罪之潘佩珠不 
卽加誅又適全權大人新履重任佩珠以無罪被赦赦之日卽承欽使大人引之進京抵 
京之初始得知佩珠在獄中辰國民函電紛馳呼號援助新全權初抵河內同胞先後遮 
駕要求赦免潘佩珠佩珠猝聞斯言惶駭汗下以爲我國有此民氣寔於數千年歷史上 
放一新光佩珠何人首被炤耀太陽紅旭囘及覆盆犴狴餘生再見天日在政府一方面 
固出於仁慈寬大之特恩而我男女同胞愛羣愛𥠭之精誠是寔足以動鬼神而開金石此 
佩珠所以兩深感激者也駐京未及數同胞過愛訪者如雲乃至男女學生以及各團 

體或投書或面會或撫慰或責難誨生於忠憂生於愛感情熱烈幾若慈母之得其寶兒 
佩珠現今之精神但覺苦痛與憂懼自念二十餘年奔走謀國徒使同𥠭被瓜蔓之累寔 
對同胞無絲毫之功及至投身法網反不能以一死謝國民負恩偷生罪惡宜戮復何面 
目靦然鬚眉然淸夜問心所未甘自棄者夙昔懷抱萬不敢忘謀贖已往之愆力圖善後 
之策今當敬謹鄭重披露肝膽於我同胞之前願我所至敬至愛之同胞鑒而諒之云耳 
佩珠自成泰乙巳年頃因保護政治至爲不良同胞被壓甚於專制熱誠所激發爲狂呼 
狂呼無功繼以挑擲不自度德量力有百敗而無一成殊不知古來革命之成功全藉國 
民以爲後盾卽觀十七十八世紀之間大法國累次革命乃能易專制爲共和以彼當辰 
法國國民之程度與我今日國民之程度兩相比較何啻天淵策三歲之童子而使之爲 
萬里之行顛踣以死勢在俄頃佩珠經十有二年之試驗始知後盾無依則前途危險徒 
陷於欲速不達之境設仍長此孟浪則必誤我國民徒欲吾身得百折不撓之虚名而使 
吾國被萬刼不囘之惡果良心自問何以爲人因此謀變方針注力於促進國民之程度 

然念國民程度之促進不從教育入手其道無由欲謀教育之改良不有哲匠明師誰爲 
嚮導法國人者天授我以不請而來之匠師也維新辛亥年間全權沙露公自法南來挾 
其素所懷抱之教育政策以至廢科舉與新學日向盲瞽之我國民灌以洗眼之藥佩珠 
在千萬里外驟聞此信眞贋未明久饑之人夢餐狂喜以爲方針改變此正其辰乃於一 
千九百十七年提唱法越提携之論謂欲得文明學識之代價必須犧牲其所素持之反 
抗主義以與法人相提擕在我固不願奴隸於強權然何能不獻忠誠於師友因此理想 
乃復著爲予九年來所持之主義一篇文此篇文理論寓苦心於嘵舌之中其精意只有 
蓄種待辰四字試觀埃及印度菲律賓前鑑可知世界無永不獨立之弱國而亦無 
噤不教育之文明政府誠心教育我之政府我輸忠効順於義爲宜佩珠法越提携之主 
義卽此思想佩珠今日得爲一生存之國民佩珠竊想寔因政府以公理對越民 
而赦佩珠非因籠絡佩珠而欺越民自今以後佩珠惟有體政府愛恤越民之心 
出其素所懷抱者以力贊政府眞心開化越民之政策吾同胞近因佩珠絕處逢生感恩 

圖報或疑佩珠借法越提携之美名裝易面換頭之惡相責備交至佩珠幾無以爲顔佩珠 
敢自矢於國民之前曰 
 佩珠今日之環境雖與昔殊而其愛國之素懷今猶昔耳法越提携爲佩珠十年 
 前所提唱之主義非因今日之得赦而始唱爲提携佩珠所樂提携 
 者乃與眞心開化越民之政府相提携而非與壓迫越民之政府 
 相提携但遠離祖國二十餘年一旦重來其於國內各方面情形欲得精審之觀察 
 甚需辰刻觀察所得之結果若無可懷疑乃能寔際行動而以其所素持之主義發表 
 於當辰此則希望我國民男女同胞不棄佩珠或補其觀察之所未周或助其施行之 
 所不逮策以後効是在將來佩珠復有一言忠告於政府曰佩珠已於十餘年前抛棄 
 其素所持之反抗主義而易以提携則其心事何如已爲政府所深諒設或政府仍以 
 壓迫越民爲得策則用政府之勢力好自爲之毋庸利用佩珠提携之理想爲也若政 

 府願以法越提携謀法越兩國民之利益則直願政府寔施其開化越民之美滿政策 
 使越民樂於傾向而佩珠亦得以寔現其素所懷抱之主義且於寔現此主義之辰期 
 能使越民益堅其信仰政府之心而亦不至以疎淺被欺之罪加於佩珠區區所期寔 
 在於是佩珠又有一言誠求於我國民曰我國民有何意見能利益於佩珠之所觀察 
 者願及今辰不我遐棄錫以匡救或引導之方於此兩方面佩珠當有惓惓無已之請 
 求而其所最急者則直願政府先表明其眞心提携之寔事示我國民以共見而佩珠 
 願先覩之爲快也誠如是則政府與國民其所以寵愛佩珠者視特赦與求赦之恩尤 
 令佩珠萬分感激者矣 
 
 
啓定十年冬 
                   潘佩珠頓書

       發行所承天得立印館 
潘佩珠通告國民書

行印館印立得


Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộngHoa Kỳ vì nó được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929.


Tác giả mất năm 1940, do đó tác phẩm này cũng thuộc phạm vi công cộng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyềncuộc đời tác giả và 80 năm sau khi tác giả mất hoặc ngắn hơn. Tác phẩm này có thể cũng thuộc phạm vi công cộng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyền dài hơn nhưng áp dụng luật thời hạn ngắn hơn đối với các tác phẩm nước ngoài.