Bước tới nội dung

Tự thán (Nguyễn Du)

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Tự thán
của Nguyễn Du

Chưa tìm được bản chữ Hán

Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Sinh vị thành danh nhân dĩ suy,
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.
Tính thành hạc hĩnh[1] hà dung đoạn?
Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri.
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng.
Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi.
Đoạn bồng nhất phiền tây phong[2] cấp,
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?

Chưa làm nên danh vọng gì, mình đã suy yếu,
Mái tóc cũng lốm đốm bạc, phất phơ trước ngọn gió chiều.
Tính ta vẫn không thay đổi, giống như chân chim hạc, có thể cắt ngắn được sao?
Mệnh ta thì nhẹ tựa lông hồng, mà nào ta có biết!
Trời đất phú cho anh bộ mày râu bạc trắng.
Thân nay như ngọn cỏ bồng lìa gốc,
Trước luồng gió tây thổi mạnh,
Không biết cuối cùng sẽ giạt đến chốn nào?

II

[sửa]
Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Tam thập hành canh lục xích thân,
Thông minh xuyên tạc tổn thiên chân.
Bản vô năng tự năng tăng mệnh,
Hà sự kiền khôn thác đố nhân?
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân
Hà năng lạc phát quy lâm khứ
Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân!

Tấm thân sáu thước, tuổi đã ba mươi.
Vì thông minh xuyên tạc mà hại đến thiên chân.
Vốn chẳng có văn chương nào ghét số mệnh,
Làm sao trời đất lại ghét lầm người?
Văn võ không thành sinh kế quẫn bách.
Hết xuân lại thu, đầu cứ bạc thêm.
Ước gì có thể gọt tóc vào rừng,
Nằm nghe tiếng thông reo lưng chừng mây!

   




Chú thích

  1. Hạc hĩnh: Ống chân hạc. Trang Tử nói: "Chân le dù ngắn, nối thêm thì nó lo, chân hạc dù dài, chặt bớt thì nó xót" (Phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu, hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi, Trang Tử - Biền mẫu). Ý nói không thể làm trái tính tự nhiên
  2. Gió tây. Trong văn thơ, Nguyễn Du thường nhắc đến gió tây, để ám chỉ nhà Tây Sơn