Bước tới nội dung

Thành viên:Hoahoangtran

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

SỬ TÍCH, SẮC PHONG THẦN TÍCH ĐỀN TIÊN ĐÔ

                                                 Đào Tam Tỉnh                   
                                                Hoàng trần Hòa chép bổ sung.

Biết Thư viện tỉnh và câu lạc bộ Hán Nôm Nghệ An đang tổ chức sưu tầm, dịch thuật các sắc phong, ông Hoàng Trần Hòa ở Hà Nội (nguyên quán ở Đô Lương) đã liên lạc và chuyển về cho chúng tôi các sắc phong, văn bia, thần tích ở đền Tiên Đô. Đây là những tài liệu Hán Nôm rất qúy viết về các vị thần được thờ ở đền Tiên Đô từ xa xưa mà dòng họ Hoàng Trần còn lưu giữ được.

Xin được giới thiệu cùng quý vị bạn đọc.

Đền Tiên Đô ở làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An nằm ở một địa thế đẹp bên bờ hữu ngạn sông Lam, đối diện các xã Ngọc - Lam - Bồi, nơi có di tích lịch sử văn hóa đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang nổi tiếng. Đây là vùng đất rất màu mỡ, cây cối tốt tươi, sông Lam đến đây uốn khúc cong tạo nên một danh thắng trên núi, dưới sông.

    Cách cây Da Đề khoảng 50 m về hướng Đông Bắc là Đền Tiên Đô. Đền được Ông, bà Hậu thần Hoàng Phúc Thành cùng Bản chức và tấm lòng bà con Dân làng xây dựng từ thế kỉ XVII năm Chính Hòa thứ 6/1686, được gia đình ông, bà Hoàng Danh Toại trùng tu vào năm Thiệu Trị (1841-1842) và để dân làng khỏi đi xa thờ phụng cụ Tú Tài Hoàng Trần Siêu, Hàn lâm viện Cung phụng, Lão thành Cách mạng cùng Bản chức và tấm lòng bà con Dân Làng đã tôn tạo trùng tu lần 3 /1922 gồm 3 tòa Miếu Điện uy nghi, lợp ngói khang trang , đồng thời cùng xây dựng Chùa Đặng lâm góc sân vận động cũ ( nay bị tháo dỡ); Xây Trường Tiểu học Pháp Việt để nâng cao dân trí con cháu Dân làng xã (trên đất trụ sở UB xã hiện nay đã phá dỡ 2011).
   Theo Sách Đồng Khánh Dư Địa Chí ghi: Tiên Đô Miếu là tên ghép địa danh làng Đô lâm - Đô Đặng ở trên Cạn xưa gọi là Xứ Tiên Đô và  mé sông dân xóm Vạn chài, Vạn đò gọi “Vạn Võng Nhi Miếu hay  dân làng còn gọi là “Đền hai” là để phân biệt với Đền Cả thờ Thần Cao sơn Cao Các trong vùng.
Văn bản 1429 SVHTTDL - DSVH ngày 18/11/2010  Sở văn Hóa Nghệ an đổi tên “Đền Tiên Đô” (để tránh hiểu nhầm “Tiên Đô Miếu” là “Miếu nhỏ thờ Bà”) giao Địa phương và UBND huyện Đô Lương, Ban Di tích Danh Thắng phục hồi.
   Đền Tiên Đô khi xưa được xây dựng trên khuôn viên 8 sào trung bộ tương đương 4000m2 và khu vườn ao đền 2000m2, cấu trúc ba tòa Miếu Vũ được bài trí theo hình chữ "Vương", trên cùng là 5 gian thượng điện kiểu chữ đinh, bên trong tượng thờ các Thần Bản cảnh Thành Hoàng thượng đẳng thần ngự trên ngai,mái đền có hình lưỡng long chầu nguyệt và hình long, ly, quy, phượng. Tiếp đến là ba gian trung điện dùng để cất giữ các sắc phong và các loại đồ tế khí, thờ tự... Hạ điện gồm 3 gian có ban thờ Hậu thần được làm bằng gỗ tứ thiết và lợp ngói vảy. Chung quanh đền có tượng tuấn mã (màu Xích, Bạch, Hắc), voi phục, hổ vằn, nghê chầu quanh năm nghi ngút khói hương, còn có ba lăng và cổng tam quan tô điểm thêm vẻ uy nghiêm và linh thiêng của ngôi đền. 
   Ngoài cổng đền là những cây đa, cây đề hàng trăm năm tuổi toả bóng mát sum suê càng tăng thêm vẻ cổ kính.. Dân làng đi qua cổng đền đều bỏ nón mũ đi khom kính cẩn vái vọng, nhất là phụ nữ tới kì không dám vào… Đặc biệt là những ngày: Lễ hội Khai hạ (Lễ hội Đền Tiên Đô) mồng 7 tết, Lễ Lục ngoạt 16/6 âm lịch là ngày kị nhật chung các thần Bản cảnh thành Hoàng làng trùng hợp ngày kị nhật Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng, trong các Sắc phong thần các Triều Vua đã ghi rõ: Vào các ngày Lễ hội giao Bản chức Tỉnh, Phủ, huyện Sức lệnh chỉ cho Tri Huyện, phủ, Tổng, xã dân làng quanh vùng, du khách thập phương cũng như hậu duệ thế tộc Mạc dâng lễ kính bái. 
       Từ 1920 - 1929 trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đặc biệt đầu thế kỷ XX trong phong trào Văn thân, Cần Vương đến Xô viết Nghệ tĩnh Đền Tiên Đô là nơi hội tụ giao lưu các bậc túc nho yêu nước  Tổng Đặng sơn đến lễ bái đàm đạo,  Tương truyền sinh thời cụ Hoàng Trần Siêu đậu Tú tài khoa Bính ngọ (1906) đã mời cụ Phan Bội Châu về đây mỗi lần lên gặp các vị túc nho vùng Đô Đặng để đàm đạo văn chương, nhân tâm và thế sự đều đến thắp hương tại đền Tiên Đô qua đó giúp mời cụ Trần Lê Hữu là đồ đệ trung thành của cụ Phan về làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Pháp Việt Đặng Lâm dạy học mở mang Dân trí con em dân làng, Tổng Đặng Sơn. 
   Trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930- 1931), cùng với nhà thờ họ Hoàng Trần và đình Phú Nhuận, đền Tiên Đô được Xứ uỷ Trung kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An chọn làm nơi in ấn tài liệu truyền đơn, là nơi thành lập đội Xích vệ đỏ, Phụ Nữ đoàn, Nông hội đỏ, Thanh niên Cộng sản Đoàn và tập trung nhân dân tham gia các cuộc biểu tình chống chế độ cũ. Trong kháng chiến chống Pháp đền là cơ sở sản xuất chế tạo cất giữ rèn đúc vũ khí, lựu đạn; sau năm 1945 là cơ sở của Ủy ban kháng chiến Việt Miên Lào, Liên khu IV, là nơi tập kết của bộ đội giúp thành lập quân đội Phathet Lào tiến về Tây Nghệ An, Mường Xén, cánh đồng Chum để tiễu phỉ bắt biệt kích là Trụ sở UB kháng chiến, UB Hành chính xã. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nơi đây là trụ sở của UBND xã Đặng Sơn, Hợp tác xã Nông nghiệp Thống Nhất. 
   Trải qua 50 năm đổi thay của xã hội, tàn phá của chiến tranh, năm 1970 đã xây Trạm Y tế, nhà Đền tháo dỡ bán cho Bác sĩ Hai, Giám đốc Bệnh Viện Đô Lương xây nhà thờ họ ở xã Hiến Sơn vẫn còn đó, sau khi mua gia đình đã gặp phải nhiều tai ương, hệ lụy bất ngờ, đồ tế khí tượng thờ di chuyển đến các đền đình chùa Long sơn, Bồi sơn và các Đền chùa nhỏ trong Vùng, kiệu long ngai làm xe tang.., nay chỉ còn hơn 20 viên đá táng cột Đền xếp để trước sân hội trường trụ sở xã… Đến nay ba tòa Miếu Điện không còn, chỉ còn lại khu đất trống nhưng khí thiêng của Đền Tiên Đô mãi mãi vẫn trường tồn cùng non sông làng xã. 
  Thể theo tâm nguyện của nhân dân làng xã bà con dòng họ, năm 2007 Hậu Duệ ông Hoàng trần Hòa đã chỉ dẫn ông Hoàng trần Đồng trong dịp đưa con về kính bái tiên tổ (Ông Hoàng trần Ty cùng đi) báo cáo với Chính quyền xã (có Bà Bùi thị Đường, Bí thư; Ông Trần Đức Trà, Chủ tịch; Ông Hoàng Ngọc Tuấn, Phó Chủ Tịch; Ông Hoàng Văn Cương, Chủ Tịch MTTQ) xin ý kiến đồng thuận hướng phục hồi lại Đền.
   Năm 2009, Năm người con cụ Hoàng trần Trực hưng công góp của Dịch gia phả, sắc phong, lập văn Bia, thiết nồi hương bái vọng, cấp gạch đá,  phối hợp với văn hóa địa phương cung cấp thông tin để lập hồ sơ xin cấp phép phục hồi…. Ông Hoàng trần Đồng và Ông Hoàng Hữu Bình vận động Đồng hương Đặng Sơn tại Ba Lan công đức cho họ Hoàng trần 3.550 USD, UBND xã nhà $4.550 USD xây cổng Đền , tạm giao 932m2 đất Đền. Đồng Hương tại Hà nội và  bà con dân làng công đức hơn 7 triệu được xã tôn tạo nền đền. Con cháu họ Hoàng dựng 5 cột cờ Tổ quốc, cờ Lễ. Năm 2011 UBND xã Đặng sơn trình các cấp Huyện, tỉnh được Sở văn hoá cho phép phục hồi. Năm 2011, đưa Đền vào quy hoạch nông thôn mới. Năm 2012 địa phương phục hồi tổ chức lễ tế, Lễ hội.
   Ngày 26/2/ 2017 (tức 3/2 âm lịch) khánh thành trạm Y tế chuyển ra nơi mới sau 2 năm xây dựng nguồn kinh phí 5tỷ 300 triệu  do ông Tr V T. giúp tạo nguồn. Sắp tới con cháu dân làng đang mong chờ Lãnh đạo địa phương có hướng sớm phục hồi đáp ứng mong mỏi với đạo lí uống nước nhớ nguồn thờ phụng các bậc Nhân thần có công với nước, nặng đức với dân khai dân lập ấp, với nguồn kinh phí xã hội hóa.
   Đền Tiên Đô nơi đây các tiền triều sắc ban phong thờ phụng ba vị tôn thần bản cảnh Thành hoàng Mạc Đăng Lượng và các vị Hoàng Công tự Đăng Ích, Hoàng Công tự Bá Kỳ. Bia thờ phụng các tôn thần ở đền Tiên Đô ghi (phần dịch).

Kính xét: Tiền triều sắc ban cho dân làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Từ trước đến nay, miếu Tiên Đô vẫn thờ phụng các thần đã có công cứu nước, giúp dân rất là linh ứng. 1.Mạc Công Đăng Lượng, tự Cát Giang Tự. Tiền triều Tiến sĩ, tước Quốc công. Mạc triều Phó Quốc công, gia phong Thái Quốc công, tặng Hiển công Vương, gia tặng Minh Nghĩa đại vương, thăng Tiên Đô miếu, Thần quang linh ứng uy đức tôn thần, bao phong Phu cách Hồng hiến anh dũng Thành Hoàng, tặng phong Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công Thượng Thượng, Thượng đẳng thần. 2.Hoàng Công tự Đăng Ích, Tiền triều bản phủ Phủ Sinh, bổ thụ Đồng tri phủ phủ Hoài Nhân. Phụng hoán thụ quả Nghị Tướng quân, Trung Thành môn Vệ úy, Bình nhung Đại tướng anh linh tôn thần linh ứng. Gia phong Trác vĩ Dực bảo Trung hưng, Thượng đẳng thần. 3.Hoàng Công tự Bá Kỳ, Tiền triều ban tặng Dực bảo Trung hưng linh phù Bản cảnh bỉnh Văn Dũng vũ đại vương tôn thần anh linh chi thần, gia phong Đoan túc tôn thần.

Bài Minh rằng:

“Núi Đại Huệ ngút cao mây lành bao phủ Sông Lam giang biếc xanh này, chung đúc tinh anh Miếu Tiên Đô cổ kính này, thần linh hội tụ Làng Đặng Lâm nhân nghĩa này, con cháu hiển vinh” Sắc phong triều Nguyễn cho thần Mạc Đăng Lượng như sau: (Chỉ ghi Sắc tiêu biểu cần Tham khảo thêm các Sắc phong các triều ban phong kèm theo) Sắc Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Đặng Sơn xã, Đặng Lâm thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công phù cách Hồng hiến anh dũng Thành hoàng Thượng đẳng thần. Hộ quốc tí dân nẫm trước linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực, Trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Tạm dịch: Sắc cho thôn Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An phụng thờ thần nguyên tặng Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công phù cách Hồng hiến anh dũng Thành Hoàng Thượng đẳng thần. Thần linh ứng phù trợ đất nước, bảo vệ nhân dân, trước đã chuẩn ban sắc phong phụng thờ. Nay thần vẫn chính trực, nhân dịp mừng thọ Trẫm 40 tuổi, chiếu theo ân lễ long trọng thăng cấp. Đặc chuẩn như trước phụng thờ như ghi trong điển lễ của nhà nước. Hãy noi theo! Theo thần Tích: Thần Mạc Đăng Lượng (1496-1604) tự Cát Giang Tử tức Hoàng Đăng Quang, quê ở xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Trấn Hải Dương), ông là con cả của ông Mạc Đăng Trắc và bà Đậu Thị Minh. Ông là Hậu duệ 11 đời Trạng nguyên Mạc Hiển Tích thời Lý (trạng nguyên thứ hai sau Lê Văn Thịnh) là cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là bậc chú Mạc Thái Tổ và có quan hệ họ hàng với hoàng tộc nhà Mạc. Năm 17 tuổi, ông đỗ tiến sĩ và làm quan tước Quốc Công dưới triều Hậu Lê, do chán ghét các phe phái tranh giành ngôi vua, ông cáo quan về ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương xưa (nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Năm 1527, Mạc Thái Tổ lập lên Vương Triều Mạc, cho mời ông ra phò tá, ban tước Hoàng quận công. Trong chiến tranh Nam-Bắc triều, ngày 16 tháng 2/1535 (năm Đại Chính thứ 6) ông phụng chiếu Mạc Thái Tông, ông cùng em trai Mạc Đăng Hào tức Mạc Đăng Tuấn (sau đổi tên Hoàng Tuấn Ngạn) đã đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu. Đóng quân xứ Tiên Đô thuộc Đô Đặng sau đổi tên Đô lâm, Đặng Lâm, Ngài có công chiêu lập 137 hộ dân tiền thân các dòng họ lớn ở Tổng Đặng sơn (ngày nay thuộc tỉnh Nghệ An). Mạc Đăng Lượng lập 2 tuyến phòng thủ từ huyện Nam Đường tới phủ Anh Sơn: Tuyến 1: Phủ Anh sơn, cả một vùng Tây Bắc giáp động núi Lĩnh sơn, Đông Nam giáp sông Lam ngày nay. Tuyến 2: Huyện Nam đường, Nam giáp Động núi Lĩnh sơn, Bắc giáp núi Đại Huệ. Tháng nhà Mạc tiến đánh Thanh Nghệ: Gồm.......

   Từ tháng 7 năm 1571 tới năm 1575, dưới sự chỉ huy của Phụ Chính Khiêm vương Mạc Kính Điển, Hoàng Quận Công Mạc Đăng Lượng, Thạch Quận Công Nguyễn Quyện cùng các tướng nhà Mạc tiến đánh vùng Thanh Nghệ. Trong trận Lèn Hai Vai (Yên Thành), đánh thắng Lai quận công Phan Công Tích. Năm 1576, Nguyễn Quyện cùng Mạc Đăng Lượng đem quân trở ra Ngọc Sơn[1], Thanh Hóa đóng đồn từ Cầu Quán đến Mạo Lạp, lại cho quân mai phục hai bên đón đường đã bắt sống Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan trên đường trở ra Yên Trường tại Bông Đồn, Độc Hiệu ngoại Thanh Hóa (Ninh Bình ngày nay).
   Tháng 10/1584, nhà Mạc tấn phong ông tước Minh Nghĩa đại vương sau tấn phong Phó Quốc Vương Triều Mạc. Cùng đợt cũng tấn phong Giáp Trưng tước Sách quốc công, Nguyễn Quyện tước Nam đạo Thường Quốc công. Mạc Ngọc Liễn tước Đà Quốc Công. 
  Năm 1591 ông dẫn hàng vạn quân chỉ một đêm đã đào xong Sông gọi " Sông Nhà Mạc" và đắp nhiều thành lũy " Nhất dạ thành" ở vùng  Hậu Tái  huyện Duyên Hà, Thái Bình. 
   Năm 1592, Thăng Long thất thủ, nhà Mạc thất thế, ông đổi tên thành Hoàng Đăng Quang, trước ở vùng Thạch Thành Thanh Hóa sau về ở ẩn vùng Chân Lộc, Thanh Chương, Nam Đường. Tại đây ông sống ẩn dật, chiêu dân lập ấp, dạy học làm thuốc đến cuối đời.
   Năm Hoằng Định thứ 2/1602 ông đến dâng hương chứng kiến việc di dời mộ cụ Nguyễn Cảnh Hoan từ Rú Guộc Thanh Chương về Rú Cấm Tràng sơn, Đô Lương. Khi sống hai cụ tuy ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng rất trọng nghĩa khí của nhau.
  Năm 1604, ông qua đời, hưởng thọ 108 tuổi. Sau khi mất mộ hai ông bà được song táng tại Rú Cật thuộc dãy núi Đại Huệ. Gia phả ghi rõ: Mộ hai ông bà được song táng tại xã Nam Lạc, diện tiền Lam Giang thuỷ, hậu bối Đại Huệ Sơn, tả hữu viễn cận sơn thuỷ, phân hướng tý ngọ, phân kim, Kim tinh chi cục. Tính đến năm (1992) đã ngót 372 năm. Hàng năm con cháu thuộc 5 chi đều đến tịnh mộ. Việc chăm sóc thường xuyên do chi họ Hoàng Văn ở Nam Lĩnh trông coi. Mộ hai ông, bà được xây dưới chân núi Đại Huệ theo hình chữ nhật dài 4,25m và rộng 2,50m. Năm 1992 con cháu 5 chi họ Hoàng đã di chuyển mộ phần Ông, bà về hợp tự tại nghĩa trang họ Hoàng trần ở Hòn Lửa xã Nam Sơn Huyện Đô Lương, Nghệ an.
   Sau khi Ngài qua đời được nhân dân tổng Đặng Sơn thờ và được các triều Vua sắc phong là Bản cảnh Anh Dũng Thành hoàng. Ngài cũng được nhân dân xã Xuân Hòa (Nam Đàn) lập đền thờ là Thành hoàng ở dưới chân núi Tán Sơn, thuộc dãy Đại Huệ. Đền đã được Nhà nước xếp hạng là di tích Lịch sử văn hóa  cấp Quốc gia.
   Như vậy 5 chi họ Hoàng gốc Mạc phát tích ở Đô Lương có Nhà thờ họ Hoàng Trần ở Đặng Sơn Di tích Lịch sử  văn hóa cấp Quốc gia cơ sở hoạt động năm 1930/1931, nơi thờ  đồng chí Hoàng Trần Thâm ủy viên thường vụ Tỉnh ủy năm 1930/1931, chiến sĩ  Liệt sỹ kiên cường trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bị địch bắn lén năm 1931  hi sinh khi mới 23 xuân xanh khi đang diễn thuyết trước hàng nghìn công nông tại Đồn điền Hạnh lâm Thanh Chương mộ ông được đưa về nghĩa trang Liệt sỹ Truông Con Đọi huyện Đô Lương, Nhà thờ họ Hoàng Trần còn là điểm tập trung lực lượng cách mạng chống chế độ thực dân, phong kiến.
   Còn dòng Lê Đăng phát tích ở Nam Đàn (di duệ Nam Đàn, xã Xuân Hòa) có Lê Hồng Sơn là chiến sĩ cộng sản bị Pháp bắt xử tử hình tại quê hương, mộ Lê Hồng Sơn đã được Nhà nước xây dựng khang trang ở thị trấn Nam Đàn, là nơi, nhân dân, học sinh và con cháu thường niên dâng hương tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đối với một chiến sỹ cộng sản tiền bối của Đảng. 

Thờ tự. Tương truyền khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần 2 tiến đánh Thăng long dừng lại Nghệ an lấy quân đã đến Đền Tán Sơn âm cầu mật đạo thần Mạc Đăng Lượng .. Sau khi đánh thắng quân Thanh, trên đường trở về Quang Trung phong ông làm Thượng Đẳng thần. Triều Lê Cảnh Hưng và Triều Nguyễn (1894-1924), các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định có 9 sắc phong ông cùng (con trai Hoàng Bá Kì Đoan túc tôn thần), em trai Mạc Đăng Tuấn và Hậu Duệ Hoàng Đăng Ích bản cảnh Thành Hoàng thượng đẳng Phúc thần, được thờ phụng chung tại Đền Tiên Đô lễ khai hạ (lễ hội Đền Tiên đô) mồng 7 tháng giêng; Lễ lục ngoạt 16.6 cũng là ngày kị nhật của ông; Di tích Quốc gia nhà thờ họ Hoàng Trần xã Đặng Sơn; Di tích Quốc gia Đền Tán Sơn xã Xuân Hòa, Nam Đàn. Gia đình. Cụ nội: Mạc Đăng Đạt đậu tiến sỹ đời Hồng Đức vợ là công chúa Ngọc Hoa. Ông nội: Mạc Đăng Kiệt; Bà nội Đào thị Hàm. Cha: Mạc Đăng Trắc Mẹ: Đậu Thị Minh, quê gốc làng Câu Tử Nội xã Hợp Thành huyện Thủy nguyên (Thủy Đường), Hải Phòng là cô bà Đậu thị Giang vợ Thái Tông Mạc Đăng Doanh. Vợ: Mai Thị Huệ. Dòng họ Mai Khoa bảng thôn Trung xã Đào Tai huyện Quế Dương, Kinh Bắc. Sinh hạ 5 con trai đầu - Hoàng Đăng Lưu tự Pháp Lưu - Hoàng Đăng Đạo tự Nhã Đạo. - Hoàng Đăng Kì tự Bá Kì - Hoàng Đăng Ngọc tự Kim Ngọc - Hoàng Đăng Thuật tự Phúc Diện. Đổi lấy họ (Hoàng Trần, Hoàng Bá, Hoàng Văn, Hoàng Sĩ);

Vợ  thứ 2: Lê thị Nghĩa có 3 con sau đổi sang họ Lê (Đăng Lương, Đăng Tưởng, Đăng Thân).

Em trai: Mạc Đăng Hào tức Mạc Đăng Tuấn năm 1535 cùng vào Trấn thủ đất Hoan Châu. Sau năm 1592 đổi tên Hoàng Tuấn Ngạn: Duệ Hiệu: Quốc tử Giám sinh Lê triều đặc tiến Kính thiên, Khâm tặng Minh tề Đại Vương Anh Dũng Thành Hoàng tự Đăng Tuấn Thượng Đẳng Thần. 2. Sắc phong cho thần Hoàng Công tự Đăng Ích tức Trần ÍCh húy Cán tự Hoàng Trần Ích (thần có tới 6 sắc phong) tiêu biểu như: (5 Sắc phong khác các triều ban phong kèm theo) Sắc Hoàng Công Quả nghị Tướng quân Bình nhung Đại tướng tôn thần hộ quốc tí dân nẫm trứ linh ứng kinh cai tỉnh thần vựng thượng. Tứ kim phi thừa, cảnh mệnh diến niệm thần hưu, trứ phong vi Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần. Chuẩn Nghệ An tỉnh, Lương Sơn huyện, Đặng Sơn xã, Đặng Lâm thôn y cựu phụng sự. Thần kú tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai! Thành Thái lục niên, thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật. Tạm dịch Sắc cho vị thần là Hoàng công quả nghị Tướng quân Bình nhung Đại tướng đã linh ứng phù hộ đất nước, cứu giúp nhân dân, giúp cai quản yên ổn cả một vùng. Nay thừa lệnh trên, xét công lao của thần, phong là: Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần. Chuẩn cho thôn Đặng lâm, xã Đặng Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Nghệ An theo như trước phụng thờ. Thần hãy ra sức bảo vệ, phù hộ cho dân. Hãy nghe theo! Ngày 25 tháng 11 năm Thành Thái thứ 6 (1894) Thần có 7 sắc phong triều Lê Cảnh Hưng - Triều Nguyễn theo Thần tích của đền. Thần là hậu duệ đời thứ 5 của Ngài Mạc Đăng Lượng ở Nghệ an. Thần nguyên họ Hoàng, húy Ích, thi đỗ Sinh đồ khoa thư triều Lê. Làm quan đến đồng Tri phủ Hoài Nhân, lĩnh chức Quả nghị Tướng quân, xa giá vua đi chinh phạt Trấn Ninh diệt quân Ai Lao (triều vua Lê Hiển Tông), nay thuộc tỉnh Hủa-Phăn nước Lào để bảo vệ vùng đất biên cương của Đại Việt gồm tỉnh Hà tĩnh, Nghệ an, Thanh hoá, Sơn la Sau khi cùng quân lính chiến thắng trở về vượt qua khói đói khát, ốm đau, bệnh tật… Được nhà vua ban phong Bình nhung Đại tướng quân tước Hầu vệ. Năm (1786) ngài già mà qua đời kị nhật (19/7 âm lịch), an táng tại lòi Cháng (Đặng Sơn). Năm (1787) được Vua Lê truy phong “Suy trung tịnh nan anh linh Đại vương” tương truyền khi chết linh hồn ngài không chịu lìa tan, mỗi khi các quan binh, dân làng gặp phải tai ương đến khấn vái cầu đảo thì thường hiện lên phù giúp quan binh và Dân thôn mang lại sự bình an may mắn. Từ (1890-1924) Thần được các triều vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định ban 8 sắc phong Hợp tự thờ chung tại Đền Tiên đô miếu với Mỹ tự Thần danh cao quý “Trác vỹ dực bảo trung hưng Bản cảnh Đại tướng tôn thần linh ứng Thượng đẳng thần. Đương thời gọi Ngài là Hầu Vệ. Trong Đặng sơn Khoa phả tựa do Hội tư văn Tổng Đặng sơn lập từ (1875-1927) ghi: Vệ uý môn Trung thành Hoàng công Đăng Ích, trúng Sinh đồ Khoa thư năm Vĩnh Hựu (1735-1740) làm quan đến chức Đồng tri phủ phủ Hoài nhân, sau cải bổ Vệ Uý môn Trung thành, Quả nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng, cho nên thường gọi Ngài là “Hầu vệ” cũng đồng thời với Hầu Thiêm Nguyễn Cảnh Ứng ở Tràng Thịnh Đô lương sau được phong Thượng Đẳng thần và Tham nghị Nguyễn Đăng Quý ở thôn Nhân Hậu nên kết làm thông gia; Năm Thành Thái Ngài Hoàng Đăng Ích được phong là Thượng Đẳng Thần, là tằng tôn Hiệu sinh Pháp lưu, nho sinh Hoàng công Bá Nghi là Cha, Tú Tài Hàn Lâm Viện Cung Phụng Hoàng Trần Siêu là Tổ 5 đời, Hiệu sinh Mai công Trọng Nguyên ở Thôn Long sơn là Nhạc Phụ. -Vợ thứ nhất: Nguyễn thị Tịnh Sinh con trai đầu Hoàng Bá Nghi hàm Thiếu khanh lấy con gái Hầu Thiêm Nguyễn Cảnh Ứng ở Tràng Thịnh. Con trai thứ hai Hoàng Thúc Kính chức Huyện thừa huyện Trung Thuận lấy bà Nguyễn thị Nghị con gái Tham Nghị tướng công Nguyễn Đăng Quý thôn Nhân Hậu. -Vợ thứ hai: Phạm thị Bồi.... 3.Vị thần là Hoàng Công tự Bá Kỳ theo Thần tích là con thứ 3 Thần tổ Mạc Đăng Lượng, văn võ kiêm toàn, đi làm quan có nhiều công lao giúp nước, giúp dân, nhất là đóng góp, giúp ích nhiều cho làng Đặng Lâm, nên được dân tôn thờ chung ở trong đền Tiên Đô. Các triều vua nhà Nguyễn phong tôn Thần Bản cảnh Bỉnh văn Dũng Vũ, gia tặng là Đoan túc tôn thần. cho phép dân làng hợp tự thờ phụng ở Tiên đô Miếu. Trong Đặng sơn Khoa phả tựa do Hội tư văn Tổng Đặng sơn lập năm 1875-1927 bằng chữ Hán được dịch ra chữ quốc ngữ ghi “Hiệu sinh Hoàng công huý Bá Kỳ, trúng sinh đồ khoa thư, ông có công nghĩ ngợi sáng tạo, người ta đồn rằng: Mọi quy chế ở đình vũ trong thôn đều do tay ông thảo ra ( thượng lương đình có khắc chữ “ Tân hội niên” Không biết thuộc đời nào; ông lại kiêm thông thạo Y Lý, ham học thiền môn, cho nên hiệu là “Diệu đạo sư trưởng” bản triều phong là Phúc thần. Xét trong thôn có ngòi nước sâu, tục gọi là “bào tiên thuỷ”, ở trong nổi lên một gò đất, người trong ấp thường gọi là “Phù thuỷ ấn”, cho nên qua các triều đại các văn nhân thường lấy nho khoa mà nghiên cứ tham thiền giáo cũng như là xem phong thổ vậy; Nhân đây cũng ghi thêm để biết.

   2. Tổ tỷ chính thất nhà họ Hoàng được dân trong thôn ấp bầu làm hậu thần là bà Lê thị Hàng nhất có tên hiệu là Từ tiếp nhụ nhân chi linh. Hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 10 dân trong thôn lại làm lễ kính tế ở   đó.
   3.  Tổ tỷ thứ thất nhà họ Hoàng được dân trong thôn ấp bầu làm Hậu thần là bà Nguyễn thị Hàng Nhị có tên hiệu là Từ Mỹ nhụ nhân chi linh .Hàng năm vào ngày 12 tháng 6 dân trong thôn lại làm lễ kính tế ở  đó.

Như vậy, qua văn bia, sắc phong, Thần tích thì họ Hoàng (gốc Mạc) có ba nhân vật được tôn thờ ở đền Tiên Đô. Thần Mạc Đăng Lượng tức Hoàng Đăng Quang, Hoàng Đăng Ích và Hoàng Bá Kỳ là các vị thần linh thiêng, thường che chở cho nhân dân, nên được các triều vua Nguyễn phong là Thượng đẳng thần, Bản cảnh, Thành Hoàng và các mĩ tự cao quí khác. Cần bổ sung thêm ba Hậu thần như đã nói trên. Tại đền Tiên Đô có ghi đôi câu đối cổ ca ngợi thần linh như: Câu thứ nhất: “Trúc duẩn tái sinh thiên cổ miếu” Cam đường dí ái ức dân từ” Tạm dịch:

              Măng trúc tái sinh ngàn năm miếu cổ
               Cam đường để lại vạn đại dân thờ”

Câu đối thứ 2: Đô Đặng đất thiêng sinh người tuấn kiệt

            Làng Đặng lâm có Miếu cổ nuôi dưỡng nhân tài

Câu đối thứ 3. Giang Hạ triệu tiền khoa tịnh hoạn

                     Dĩnh xuyên Bồi hậu Vũ nhi văn

Tổ tiên Dòng họ Mạc xưa Khoa Bảng, Vương triều cao quý Dòng họ Hoàng Trần kế nối tổ tiên văn võ song toàn Câu thứ 4. Hàn Mạc Lưu lương Lưu đống cục .

             Tinh thần bất tử tại Giang san

Tạm dịch: Nhà Mạc đã mở đầu ở Đô Đặng.

       Tinh thần công đức tổ tiên sống mãi với nước với dân.

Câu 5. Tổ tiên xưa có công khai phá dựng xây Đô Đặng.

      Con cháu nay phát huy truyền thống Hoàng Gia.
Đền Tán sơn xã Xuân Hoà huyện Nam Đàn thờ Thành hoàng Mạc Đăng Lượng có đôi câu đối:                                   

Câu thứ nhất: Hệ xuất thần linh Long động thổ .

                       Địa chung linh tú Tán sơn cao

Tạm dịch: Thần thiêng sinh ra có quan hệ với Long động xưa./ Đất chung đúc nên khí tốt ở núi cao Tán sơn. Câu thứ 2: Nho lưu thiên tải thánh.

                Phái hệ ức niên thần.

Tạm dịch: (Ngài là) thánh của dòng nho từ ngàn năm/ (Ngài là) Thần của phái hệ từ vạn năm Chữ Nho ở phía trên và chữ Phái ở phía dưới còn hàm nghĩa tên làng Nho Phái. Để tưởng nhớ biết ơn các vị thần linh ở đền Tiên Đô, hàng năm nhân dân đã tổ chức các lễ hội rất long trọng. Ngoài lễ tiết sóc, vọng (mồng một và rằm), còn có các lễ lớn vào ngày khai hạ tức Lễ Hội Đền Tiên Đô (mồng 7 tháng giêng âm lịch) trong 3 ngày và ngày lễ lục ngoạt (rằm tháng 6) là ngày Kị nhật Chung các Bản cảnh Thành Hoàng Làng cũng trùng vào ngày kị nhật Thần Mạc Đăng Lượng. Dân làng tổ chức lễ hội, lễ rước kiệu (do 8 thanh niên lực lưỡng thực hiện), kiệu linh ngai đón các thần và Thành hoàng rất trang trọng từ Đền về đình làng, về Di tích.. trong đoàn người đông vui rộn rã, có trống chiêng, nhạc dân gian và bát bửu, cờ quạt phù vệ suốt dọc đường đi… Phần hội có các trò chơi: làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm,đánh đu, cờ người, vật, đua thuyền, thả vịt, chọi gà, thi gói bánh, dâng cỗ và hát dân ca ví dặm, thi viết chữ… Lễ hội đền Tiên Đô đã thu hút đông đảo bà con trong xã và nhân dân các làng xã trong tổng, trong huyện cùng tham gia:

    Đền Tiên Đô là nơi thờ các vị thần linh thiêng có công với đất nước, với nhân dân, lại ở vào nơi có vị trí cảnh quan tuyệt đẹp, cần thiết được phục dựng để gìn giữ, phát huy những nét đẹp truyền thống và bản sắc văn hóa của các thế hệ cha ông đời trước để lại
                                     PHẦN 2
TRÍCH NGANG CHIẾU CHỈ, SẮC PHONG THẦN TÍCH. PHÁI HỆ MẠC ĐĂNG LƯỢNG & CÂU ĐỐI  DI TÍCH NHÀ THỜ HỌ HOÀNG TRẦN ĐẶNG SƠN.

CHIẾU CHỈ (1) 詔旨 皇朝大正七年二月十六日本朝第二 皇帝令旨莫登光莫登俊等奉差往乂安處英都府南壇縣都鄧邑施行公務 . 右令旨 须至莫登光莫登俊準 . 欽此 Phiên âm: Hoàng triều Đại Chính thất niên nhị nguyệt thập lục nhật bản triều đệ nhị Hoàng đế lệnh chỉ: Mạc Đăng Lượng, Mạc Đăng Tuấn đẳng phụng sai vãng đáo Nghệ An xứ Anh Đô phủ Nam Đàn huyện Đô Đặng ấp thi hành công vụ. Hữu lệnh chỉ. Tu chính Mạc Đăng Lượng, Mạc Đăng Tuấn chuẩn. Khâm thử! Dịch nghĩa: Vào ngày 16 tháng 2 niên hiệu Đại Chính thứ 7 (1535) Hoàng đế Thái Tông Mạc Đăng Doanh có chiếu chỉ ban xuống cho hai ông Mạc Đăng Lượng, Mạc Đăng Tuấn vâng theo chiếu chỉ vào ấp Đô Đặng huyện Nam Đường phủ Anh Đô xứ Nghệ An thi hành Công vụ. Chiếu chỉ này chuyển đến các ông Mạc Đăng Lượng, Mạc Đăng Tuấn. Kính thay!

+ CÁC SẮC PHONG THẦN TÍCH CÁC TRIỀU VUA LÊ CẢNH HƯNG & TRIỀU NGUYỄN. Hiển cao tổ khảo Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Tôn thần. Thần nguyên là họ Hoàng huý là Ích, vào thời Lê đi thi đỗ, lúc đầu được bổ làm Đồng tri phủ phủ Hoài Nhân. Lúc bấy giờ nơi biên cương có việc xảy ra, ông vâng mệnh nhận chức Quả Nghị tướng quân vâng mệnh chiêu mộ quân lính theo xa giá đi chinh chiến qua Trấn Ninh diệt quân Ai Lao. Sau khi chiến thắng quân lính trở về vượt qua khỏi đói, khát ốm đau, bệnh tật được vua ban thưởng là Bình nhung Đại tướng. Đến lúc già mà mất được mang về táng ở xứ Lòi Cháng thuộc địa phận xã Đặng Sơn. Từ đó về sau linh hồn không tan. Dân trong thôn lập đền để cúng tế rất là linh thiêng. Hễ dân trong thôn gặp tai ương mà đến đền cầu đảo ngầm xin giúp đỡ thì sẽ được ban ân hưởng bình an. Đến năm Lê Chiêu thống nguyên niên (1787) được truy tặng là "Suy trung Tịnh nan Anh linh Đại vương". [trang 8] Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890) vâng mệnh khai lên trên, đến này 25 tháng 9 năm Thành Thái thứ 6 (1894) được ban thưởng là Dực bảo Trung hưng Linh phù chi thần. Đến ngày tháng 11 năm thứ 16 (1904) lại được gia phong là Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần, cho phép dân làng được thờ phụng như cũ. Nay vẫn còn rất linh ứng thường hiện lên phù giúp cho dân thôn cho đến quan binh được bình an may mắn. Ngày 15 tháng 4 năm Thành Thái thứ 8 (1896). Lý trưởng Nguyễn Xuân Phức kí. Sắc phong triều Lê (Lưu ghi Gia phả bản chữ Hán họ Hoàng trần (1898) do cố Hoàng Quýnh tức Tước 1838-1908 vâng mệnh phụng sao) - Hoàng Công Vệ Úy môn Trung thành, Bình nhung Đại tướng Anh linh chi thần húy Cán tự là Ích, triều Lê Cảnh Hưng (1740-1787) phong thần hàng tỉnh và thần cấp Quốc gia. Sau khi Ngài qua đời năm Chiêu Thống Nguyên niên (1787) được Truy phong "Suy trung tịnh nan Anh linh Đại vương" - (1890-1924) Hoàng Triều 3 đời vua nhà Nguyễn: Thành Thái, Duy Tân, Khải Định ban tiếp 8 sắc phong chung và riêng của 3 thần hợp tự thờ chung ở Tiên Đô miếu cùng 3 Hậu thần: Hoàng Phúc Thành cùng 2 tổ tỷ được dân làng bầu, đã được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán nôm Trịnh Khắc Mạnh kí xác nhận: 1.-Bản cảnh anh dũng thành Hoàng Đại Vương uy đức tôn thần Hoàng Quận công thượng đẳng thần (có 2 sắc thần Thượng đẳng) 2.-Bản cảnh Hoàng công Trung thành môn vệ úy, Quả nghị tướng quân, Bình nhung đại tướng tôn thần Linh ứng Thượng đẳng Thần (7 sắc có 4 sắc thần thượng đẳng) 3.-Bản cảnh Hoàng công Bá Kỳ Đại Vương anh linh chi thần, Bỉnh văn Dương vũ gia tặng Đoan túc tôn thần (2 sắc).

+ Sắc phong vua Thành Thái thứ 6/ 1894 Dực bảo trung hưng cho thần Hoàng Đăng Ích .

敕乂安省梁山縣鄧山社鄧林村奉祀 黃公平戎大將英灵之神. 稔著灵應向來未有預封肆今丕承耿命缅念神休著封為翊保中興灵扶之神準仍舊奉事神其相佑保我黎民欽哉 成泰陸年玖月貳拾五日 奉抄世孫正總 黃文迥字記 Phiên âm Sắc văn nhất đạo Sắc Nghệ An tỉnh Lương Sơn huyện Đặng Sơn xã Đặng Lâm thôn phụng tự Hoàng công Bình nhung Đại tướng Anh linh chi thần. Nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa, cảnh mệnh miến niệm thần hưu trứ phong vi Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn nhưng cựu phụng sự thần kì tương hựu, bảo ngã lê dân. Khâm tai! Thành Thái lục niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật. Phụng sao thế tôn Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh tự kí. Dịch nghĩa: Một đạo sắc văn Sắc ban cho làng Đặng Lâm xã Đặng Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Nghệ An được phụng thờ thần Hoàng công Bình nhung Đại tướng Anh linh chi thần. Rất là linh ứng, từ trước đến nay chưa được ban phong. Nay nhờ ơn mệnh lớn, nhớ đến công lao của thần, được gia tặng thêm mĩ tự là Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần. Đặc chuẩn cho dân làng được phụng thờ thần như cũ. Ơn thần phù giúp che chở dân làng. Kính cẩn thay! Ngày 25 tháng 9 năm Thành Thái 6 (1894) Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh tự kí. [trang 10]

+ Sắc phong vua Thành Thái thứ 6/ 1894 cho Thượng Đẳng Thần

  Hoàng Đăng Ích .

Lại vâng mệnh phụng sao thêm một đạo sắc văn. Sắc ban cho thần Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Tôn thần. Giúp nước cứu dân rất là linh ứng, nhiều lần được ban thần hàng tỉnh. Nay nhờ ơn mệnh lớn, nhớ đến công lao của thần, phong tặng cho thần thêm mĩ tự là Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần. Cho phép dân thôn Đặng Lâm xã Đặng Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Nghệ An được thờ phụng thần như cũ. Ơn thần che chở phù giúp dân làng. Kính cẩn thay! [trang 11] Ngày 25 tháng 11 năm Thành Thái thứ 6 (1894). Vâng lệnh phụng sao Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí tên. [trang 12]

+ Sắc phong vua Thành Thái thứ 9/ 1897 cho Thượng Đẳng Thần Hoàng Đăng Ích .

Vâng mệnh phụng sao một đạo sắc văn Sắc ban cho thôn Đặng Lâm xã Đặng Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Nghệ An phụng sự Hoàng công Bình nhung Đại tướng Anh linh chi thần, rất là linh ứng. Từ trước đến nay chưa được phong tặng. Nay nhờ ơn mệnh lớn nhớ đến công lao của thần, phong cho thần thêm mĩ tự là Dực bảo Trung hưng Linh phù chi thần. Cho phép dân làng được thờ phụng thần như cũ. Ơn thần phù giúp che chở cho dân làng. Ngày 25 tháng 9 năm Thành Thái thứ 9 (1897). Vâng mệnh phụng sao Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí tên.

+ Sắc phong vua Thành Thái thứ 16/ 1904 Thượng Đẳng Thần

 cho  Hoàng Đăng Ích .

敕黃公果毅將軍平戎大將尊神護國庇民稔著灵應經該省神彙上肆今丕承耿命缅念神休著封為卓偉翊保中興上等神準乂安省梁山縣鄧山社鄧林村依舊奉事神其相佑保我黎民欽哉 . 成泰拾 陸年拾壹月貳拾五日 奉抄世孫正總 黃文迥字記 Phiên âm Tái phụng sao gia phong Sắc văn nhất đạo Sắc Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng tôn thần. Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng, kinh cai tỉnh thần vựng thượng. Tứ kim phi thừa, cảnh mệnh miến niệm, thần hưu trứ phong vi Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần. Chuẩn Nghệ An tỉnh Lương Sơn huyện Đặng Sơn xã Đặng Lâm thôn chuẩn cựu phụng sự, thần kì tương hựu, bảo ngã lê dân. Khâm tai! Thành Thái thập lục niên thập nhất nguyệt nhị thập ngũ nhật. Phụng sao thế tôn Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh tự kí. Dịch nghĩa Sắc ban cho thần Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng tôn thần. Cứu nước giúp dân, rất là linh ứng, từng được ban thần cấp tỉnh. Nay nhờ ơn mệnh lớn, nhớ đến công lao của thần, được phong thêm mĩ tự là Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần. Ban cho dân làng Đặng Lâm xã Đặng Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Nghệ An được phụng thờ thần như cũ. Ơn thần phù giúp che chở dân làng. Ngày 25 tháng 11 năm Thành Thái thứ 16 (1904) Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí.

+ Sắc phong vua Duy Tân thứ 3/1909 cho Danh Tướng Hoàng Quận công tức Mạc Đăng Lượng Thượng Đẳng thần;Hoàng Đăng Ích thượng Đẳng thần; Hoàng Bá Kì Dực bảo Trung hưng Linh phù Bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Anh linh chi thần. 敕旨乂安省梁山縣鄧林村從前奉事卓偉翊保中興本境名將 黃郡公上等神 ; 卓偉翊保中興 黃公果毅將軍平戎大將上等神翊保中興灵扶本境 黃公秉文揚武英灵之神節蒙頒給敕封準其奉事維新元年晋光大禮經頒寶詔覃恩禮隆登秩特準依舊奉事用誌國慶而申祀典欽哉 維新参年捌月拾壹日 Phiên âm Sắc chỉ Nghệ An tỉnh Lương Sơn huyện Đặng Lâm thôn tòng tiền phụng sự Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công Thượng đẳng thần; Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Thượng đẳng thần; Dực bảo Trung hưng Linh phù Bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Anh linh chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật. Dịch nghĩa: Sắc chỉ ban cho dân làng thôn Đặng Lâm huyện Lương Sơn tỉnh Nghệ An từ trước đến nay vẫn thờ phụng các thần Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công Thượng đẳng thần; Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Thượng đẳng thần; Dực bảo Trung hưng Linh phù Bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Anh linh chi thần. Từng được các triều ban cấp sắc phong cho phép được thờ phụng. Năm Duy Tân nguyên niên (1907) nhà vua làm lễ lên ngôi, ban cho chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, lễ long đăng trật. Cho phép dân làng được thờ phụng như cũ, để ghi nhớ ngày đại lễ mở rộng việc thờ cúng. Kính cẩn thay! Ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909).Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh

 +  Sắc phong của vua Khải Định thứ 9/1924 cho Hoàng Đăng Ích Thượng Đẳng thần.

敕乂安省英山府鄧山社鄧林村從前奉事原贈卓偉翊保中興本境果毅將軍平戎大將 黃公上等神護國庇民稔著灵應節蒙颁給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩特準依舊奉事用誌國慶而申祀典欽哉 Phiên âm Sắc Nghệ An tỉnh Anh Sơn phủ Đặng Sơn xã Đặng Lâm thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Hoàng công Thượng đẳng thần. Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị, Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Dịch nghĩa Sắc ban cho dân thôn Đặng Lâm xã Đặng Sơn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An từ trước đến nay vẫn thờ phụng thần nguyên tặng là Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh Quả Nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Hoàng công Thượng đẳng thần. Cứu nước giúp dân, rất là linh ứng, được các triều ban cấp sắc phong cho phép được thờ phụng như cũ. Nay đúng dịp Trẫm hưởng thọ 40 tuổi, ban cho chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn cho phép được thờ phụng để ghi nhớ ngày đại lễ mà mở rộng việc tế lễ. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí.

+ Sắc phong của Vua Khải Định thứ 9/ 1924 cho danh tướng Hoàng Quận công phù cách Hồng hiến Anh dũng Thành hoàng Thượng đẳng thần tức Mạc Đăng Lượng. 敕乂安省英山府鄧山社鄧林村從前奉事原贈卓偉翊保中興本境名將 黃郡公浮格洪献英勇城隍上等神護國庇民稔著灵應節蒙颁給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩特準依舊奉事用誌國慶而申祀典欽哉 啟定玖年柒月貳拾五日 Phiên âm Sắc Nghệ An tỉnh Anh Sơn phủ Đặng Sơn xã Đặng Lâm thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công phù cách Hồng hiến Anh dũng Thành hoàng Thượng đẳng thần. Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật. Dịch nghĩa: Sắc ban cho dân làng thôn Đặng Lâm xã Đặng Sơn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An từ trước đến nay vẫn thờ phụng thần nguyên được tặng là Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công phu cách Hồng hiến Anh dũng Thành hoàng Thượng đẳng thần. Cứu nước giúp dân, rất là linh ứng, được các triều đều ban cấp sắc phong cho phép được thờ phụng. Nay đúng dịp lễ mừng Trẫm hưởng thọ 40 tuổi, ban chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, lễ nghi long trọng. Đặc chuẩn cho dân làng được thờ phụng để ghi nhớ ngày đại lễ mà mở rộng việc thờ cúng. Kính cẩn thay! Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí.

+ Sắc phong của Vua Khải Định thứ 9/1924 gia tặng cho Hoàng Bá Kì Đoan túc tôn thần. 敕乂安省英山府鄧山社鄧林村從前奉事原贈翊保中興灵扶本境 黃公秉文揚武大王尊神護國庇民稔著灵應節蒙颁給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加贈端肅尊神 特準奉事用誌國慶而申祀典欽哉 啟定玖年柒月貳拾五日 Phiên âm Sắc Nghệ An tỉnh Anh Sơn phủ Đặng Sơn xã Đặng Lâm thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Dực bảo Trung hưng Linh phù Bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Đại vương Tôn thần. Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng tiết kinh mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị, Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng Đoan túc tôn thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật. Dịch nghĩa Sắc ban cho dân làng thôn Đặng Lâm xã Đặng Sơn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An từ trước đến nay vẫn thờ phụng tôn thần nguyên tặng Dực bảo Trung hưng Linh phù Bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Đại vương tôn thần. Cứu nước giúp dân, rất là linh ứng, từng được các triều ban cấp sắc phong cho phép được thờ phụng. Nay đúng dịp Trẫm hưởng thọ 40 tuổi, ban cho chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, lễ long đăng trật, gia phong thêm mĩ tự là Đoan túc Tôn thần. Đặc chuẩn cho phép được thờ phụng để ghi nhớ ngày đại lễ mà mở rộng việc thờ cúng. Kính cẩn thay! Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).Vâng mệnh phụng sao cháu Chánh tổng Hoàng Văn Quýnh kí.


                                                                        Hoàng trần Hòa Chép, bổ sung

ĐỀN TIÊN ĐÔ, "điểm nhấn" TRÊN MIỀN ĐÔ ĐẶNG.Hoahoangtran (thảo luận) 16:30, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Theo một số tài liệu, đền Tiên Đô (xã Đặng Sơn - Đô Lương - Nghệ An) được xây dựng từ thế kỷ XVI (thời nhà Lê), được trùng tu vào đời vua Thiệu Trị (nhà Nguyễn).

Sang thế kỷ XX, do lũ lụt và chiến tranh nên đền bị hư hỏng nặng dẫn đến bị đổ nát. Nguyên đền Tiên Đô xưa gồm 3 toà miếu vũ lợp ngói mũi đỏ, toạ lạc trên khuôn viên gần 4.000 m2. Đền được bài trí theo hình chữ "vương", trên cùng là 5 gian thượng điện có hình lưỡng long chầu nguyệt và hình long, ly, quy, phượng. Tiếp đến là 3 gian trung điện dùng để cất giữ các sắc phong và các loại đồ tế khí, thờ tự.


Lễ khai phong tại nền cũ đền Tiên Đô, đầu Xuân Canh Dần (2010)

Hạ điện gồm 3 gian làm bằng gỗ tứ thiết và lợp ngói vảy. Chung quanh đền có tượng tuấn mã, voi phục, hổ vằn, nghê chầu và cổng tam quan tô điểm thêm vẻ uy nghiêm và linh thiêng của ngôi đền. Ngoài cổng đền là những cây đa, cây đề hàng trăm năm tuổi toả bóng mát sum suê càng tăng thêm vẻ cổ kính.

Đền Tiên Đô rất linh thiêng, hễ có việc quốc gia đại sự hay dân làng gặp phải tai ương đến cầu xin đều ứng nghiệm, được các vị thánh thần ban tặng sự bình an. Hàng năm, ngoài lễ tiết sóc, vọng (ngày rằm và mồng một), vào ngày Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng) và ngày lễ Lục ngoạt (rằm tháng 6), dân làng và các vùng lân cận tổ chức trang trọng lễ cúng tế và rước kiệu, sau đó tổ chức thi đấu các trò chơi dân gian.

Tương truyền, sinh thời cụ Phan Bội Châu mỗi lần lên gặp các vị túc nho vùng Đô Đặng để đàm đạo văn chương, nhâm tâm và thế sự đều đến thắp hương tại đền Tiên Đô. Trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930- 1931), cùng với nhà thờ họ Hoàng Trần và đình Phú Nhuận, đền Tiên Đô được Xứ uỷ Trung kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An chọn làm nơi in ấn tài liệu, là nơi thành lập đội Xích vệ và tập trung nhân dân tham gia các cuộc biểu tình chống chế độ cũ. Theo gia phả dòng họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn (chép năm 1898) thì đền Tiên Đô thờ các vị: Mạc Đăng Lượng (Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công Thượng đẳng thần), Hoàng Đăng Ích (Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Hoàng công Quả Nghị tướng quân Bình Nhung Đại tướng Thượng đẳng thần), Hoàng Bá Kỳ (Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Linh phù bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Anh linh chi thần) và một số vị được dân làng bầu làm Hậu thần. Mạc Đăng Lượng là hậu duệ đời thứ 11 của Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích thời Lí và hậu duệ đời thứ 7 của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, là bậc chú của Thái tổ Mạc Đăng Dung, là con trưởng của cụ Mạc Đăng Trắc và cụ bà Đậu Thị Minh. Mạc Đăng Lượng đậu tiến sĩ năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Hậu Lê được phong tước Quận công, dưới triều Mạc ông được phong là Phó Quốc vương. Năm 1535 ông cùng em trai là Mạc Đăng Tuấn đổi tên Hoàng Tuấn Ngạn phụng mệnh Thái tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ đất Hoan Châu (Nghệ An), đóng đại bản doanh tại vùng Đô Đặng (tức các xã Nam- Bắc- Đặng của huyện Đô Lương ngày nay).

Khoảng năm 1575, do có công tiến đánh và truy kích giặc, ông được thăng tước Minh nghĩa Đại vương. Khoảng năm 1592, gặp phải lúc triều Mạc suy vi, ông đổi tên họ thành Hoàng Đăng Quang, trước ở ẩn tại huyện Thạch Thành (Thanh Hoá), sau chuyển vào huyện Nam Đường (Nghệ An) chiêu dân lập ấp, làm nghề dạy học và làm thuốc. Do vậy, khi qua đời, để ghi nhớ công đức, dân làng tiến hành lập đền thờ và quanh năm hương khói. Các triều đại sau tiếp tục phong cho ông thần danh Anh dũng Thành hoàng Đại vương thăng Tiên Đô miếu Bản cảnh danh tướng Hoàng Quận công Thượng đẳng thần và những thần danh khác...


Sắc phong của Vua Duy Tân ban cho làng Đặng Lâm về việc phụng thờ tại đền Tiên Đô (1909).

Hoàng Đăng Ích đậu cử nhân dưới thời Hậu Lê, được bổ làm Tri phủ Hoài Nhân (Bình Định), sau đó với chức Qủa Nghị tướng quân, ông phò tá vua Lê Hiển Tông đi dẹp giặc Ai Lao ở Trấn Ninh, bảo vệ bình yên cho vùng đất biên cương thuộc phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La và tỉnh Hủa Phăn (Lào) ngày nay.

Thắng trận trở về, ông được phong là Bình Nhung Đại tướng quân. Khi mất, ông được an táng tại xứ Đồng Cao, thuộc địa phận xã Đặng Sơn. Tương truyền, khi chết hồn không chịu lìa tan, luôn hiện về phù giúp dân thôn và quan binh. Ghi nhớ công lao của Hoàng Đăng Ích, triều đình lệnh cho dân xã quanh năm thờ tự, hương khói cho ông ở miếu Tiên Đô. Hoàng Bá Kỳ là con trai thứ 3 của Thần tổ Mạc Đăng Lượng, làm quan dưới triều nhà Mạc, văn võ kiêm toàn. Do làm việc công tâm, hết mực thương dân nên khi qua đời được triều đình phong Đoan túc Tôn thần và ban chỉ cho nhân dân vùng Đô Đặng phụng thờ tại miếu Tiên Đô. Trong gia phả dòng họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn, hiện còn lưu giữ 8 sắc phong của nhà Nguyễn (trong thời gian từ 1890- 1924, vào các đời vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định), nội dung cơ bản của các sắc phong là ban chỉ cho nhân dân làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn thờ chung các vị tôn thần có công bảo vệ đất nước, giúp đỡ dân lành ở đền Tiên Đô. Hiện tại, người dân nơi đây còn lưu giữ một số câu đối chữ Hán xưa thờ trong đền Tiên Đô nói về tài năng, công đức của các vị tôn thần cũng như khẳng định Đô Đặng là vùng địa linh nhân kiệt.

Chẳng hạn: "Trúc duẩn tái sinh thiên cổ miếu/ Cam đường di ái ức dân từ" (Tạm dịch: Măng trúc lại sinh ra ở bên miếu thiên cổ/ Cây cam đường để lại tình thương cho muôn vạn dân); hay như: "Nho lưu thiên tải thánh/ Phái hệ ức niên thần" (Thánh của dòng nho từ ngàn năm/ Thần của phái hệ từ vạn năm); hoặc: "Đô Đặng địa linh sinh tuấn kiệt/ Đặng Lâm thiên miếu dưỡng nhân tài" (Miền Đô Đặng đất thiêng sinh người tuấn kiệt/ Làng Đặng Lâm (có) miếu cổ nuôi dưỡng nhân tài)... Thật vui, chính quyền và nhân dân xã Đặng Sơn đang làm thủ tục xin phục dựng lại đền. Khi phục dựng thành công, đền Tiên Đô cùng với các di tích lịch sử- văn hoá trong vùng như nhà thờ họ Hoàng Trần, đình Phú Nhuận, đền Quả Sơn và Bara Đô Lương, bãi dâu, bãi cát, dòng sông Lam sẽ tạo nên một quần thể di tích- danh thắng hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tâm linh và thưởng ngoạn phong cảnh của nhân dân địa phương và du khách gần xa. Và quan trọng hơn, thêm một lần nữa khẳng định nơi đây là địa linh nhân kiệt nhờ đó mà bồi đắp lòng tự hào và cổ vũ thế hệ trẻ tiếp bước và vươn lên trên mọi mặt đời sống. Bùi Công Kiên ( Báo Nghệ an) THẦN BIA THỜ PHỤNG CÁC TÔN THẦN Ở MIẾU TIÊN ĐÔ ( Làng Đặng lâm (xóm 1) xã Đặng sơn, Đô lương, Nghệ an) Từng nghe: Kinh Thư¬ có câu cách ngôn: Ai có công thì đ¬ược thờ cúng. Kinh lễ có lời minh huấn: Ai làm ơn tất được báo đền, điều đó thật rõ ràng vậy. Kính xét: Tiền Triều sắc ban cho dân làng Đặng Lâm xã Đặng Sơn, Phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An từ trước đến nay Miếu Tiên Đô vẫn Thờ phụng chung các Thần đã có công cứu nước giúp dân rất là Linh ứng: 1.Mạc công Đăng L¬ượng Tự Cát Giang Tử (tức Hoàng Đăng Quang). Lê triều Tiến sỹ tước Quốc Công, Mạc triều Phó Quốc Vương, gia phong Thái Quốc Công, tặng Hiển Công Vương, gia tặng Minh Nghĩa Đại vương Thăng Tiên Đô miếu, Thần Quang Linh ứng Uy đức Tôn thần, Bao Phong Phu Cách Hồng Hiến Anh Dũng Thành Hoàng Đại vương . Tặng phong Trác Vĩ Dực Bảo Trung hưng Bản cảnh Danh tướng Hoàng Quận Công Thượng Thượng Thượng Đẳng Thần.

     2. Thần Mạc Đăng Hào tức Mạc Đăng Tuấn sau 1592 đổi tên Hoàng tuấn Ngạn . Duệ hiệu : Quốc tử Giám sinh đặc tiến kinh diên khâm tặng Minh tề Đại vương Anh Dũng Thành hoàng thượng Đẳng thần.

3. Hoàng Công tự Đăng ích tức Trần ích Huý Cán ( 1705-1786). Lê triều Bản phủ Phủ sinh Đậu Hương cống, bổ thụ Đồng Tri Phủ phủ Hoài nhân. Phụng hoán thụ Quả Nghị Tướng Quân Trung Thành Môn Vệ uý, Bình Nhung Đại Tướng Anh Linh Tôn Thần Linh ứng. Gia phong Trác Vĩ Dực Bảo Bản cảnh Trung hưng Thượng Đẳng Thần ( t¬ước Hầu vệ). 4. Hoàng Công tự Bá Kỳ, Tiền Triều ban tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Bản cảnh Bỉnh Văn Dương Vũ Đại vương Tôn thần Anh Linh Chi Thần, gia phong Đoan túc Tôn Thần. Các Thần từng được các triều ban cấp sắc phong cho phép dân làng đư-ợc thờ phụng. Nay nhờ ơn mệnh lớn, nhớ đến công lao của các thần ban cho chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, lễ long đăng trật cho phép dân làng được thờ phụng như¬ cũ, để ghi nhớ ngày đại lễ mà mở rộng việc thờ cúng, tế lễ. Ơn thần phù giúp che chở dân làng.

                                                                             Kính cẩn thay. 

5.. Ba ngài Hậu thần được dân làng bầu có công với Làng , xây Đền năm Chính hòa 7/1686 thờ phụng Đền tiên Đô ( Tiên đô Miếu ) :

Tổ khảo Hoàng Phúc Thành tên thuỵ là cương nghị Phủ quân tiên linh hàng năm  vào ngày 21 tháng giêng dân làng trong thôn làm lễ kính tế ở đó; 

Tổ tỷ Hoàng chính thất nhà họ Hoàng được dân trong thôn bầu làm Hậu thần là bà Lê thị hàng nhất có tên hiệu là Từ Tiếp nhụ nhân chi linh hàng năm vào ngày mùng 5/ tháng mười dân làng làm lễ kính tế ở đó; Tổ tỷ Hoàng thứ thất nhà họ Hoàng được dân trong thôn bầu làm Hậu thần là Bà Nguyễn thị hàng nhị có tên hiệu là Từ Mỹ nhụ nhân chi linh hàng năm vào ngày 12 tháng sáu dân làng làm lễ kính tế ở đó bà sinh ra được một người con trai đặt tên Hoàng Đăng Triệt. Từ xa xưa rồi! Dân làng đã bàn bạc cùng nhau dựng xây miếu cổ để thờ phụng. Đến năm Thiệu trị (1841-1842) gia đình cụ Hoàng Danh Toại trùng tu lần 1, năm 1922 /1925 Tú Tài Hàn lâm viện cung phụng cụ Hoàng trần Siêu trùng tu xây dựng lần 3 với 3 Toà Miếu vũ lợp ngói đỏ, khang trang đẹp đẽ trên đất này. Miếu thờ này đã chung đúc bởi linh khí của trời đất. Tinh linh của các bậc Hiền nhân, thần linh hội tụ cả về đây. Tạo ra sức mạnh cứu nước giúp dân rất linh thiêng. Vì thế mà dân làng đèn hương thờ cúng không bao giờ dứt. Từ đó về sau hễ có việc gì Quốc gia, Quan binh, dân làng gặp tai ương đến khấn vái cầu đảo, ngầm xin giúp đỡ ở miếu thờ này thì đều thấy ứng nghiệm sẽ được ban ân thưởng, bình an. Ôi! Miếu Tiên Đô ở Làng Đặng Lâm thờ phụng các vị thần linh hiển ứng. hơn nữa vậy. Đất này là nơi văn vật nhiều ng¬ười làm quan cân đai mũ áo. Do vậy con cháu dân làng đời sau sống trên đất này đời đời được thịnh đạt có nhiều người đỗ hàng giáp bảng, có nhiều người làm võ quan phù giúp quốc gia, điều đó hẳn xem xét miếu thờ mà nhận biết vậy. Nhân đó xin thuật lại đầu đuôi sự việc khắc vào bia đá để lưu truyền được lâu dài và có bài minh. Minh rằng: Núi Đại Huệ ngút cao mây lành bao phủ Sông Lam giang biếc xanh này, chung đúc tinh anh Miếu Tiên Đô cổ kính này, thần linh hội tụ Làng Đặng Lâm nhân nghĩa này, con cháu hiển vinh Ngày tốt tháng 11 năm Kỷ Sửu. Vâng mệnh phụng sao sắc phong và trích bút ký Gia phả họ Hoàng Trần năm 1898. Ông già vụng dại hiệu Hà thanh song hữu và Hậu duệ Đời thứ 12 Hoàng trần Hoà chắp tay cung kính thuật lại.,.Hoahoangtran (thảo luận) 12:08, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC) MẠC ĐĂNG LƯỢNG. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


MẠC ĐĂNG LƯỢNG tước Minh Nghĩa đại vương Thông tin chung Tên tự Cát Giang tử Học vấn Tiến sĩ Tước hiệu Minh Nghĩa đại vương Giới tính Hoahoangtran (thảo luận) 03:48, ngày 28 tháng 4 năm 2017 (UTC)Nam Sinh 1496 Mất 1604 (107–108 tuổi) Triều đại Hậu Lê, Mạc Mạc Đăng Lượng (1496-1604) là một võ quan được phong tước Quốc công dưới triều Hậu Lê .Triều Mạc từng được phong chức Phó quốc vương[1] dưới thời nhà Mạc và được Mạc Thái Tổ phong tước Hoàng quận công.

Mục lục [ẩn] 1 Thân thế và sự nghiệp 2 Thờ tự 3 Gia đình 4 Tham khảo Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] Mạc Đăng Lượng tự Cát Giang Tử tức Hoàng Đăng Quang sinh năm 1496 quê ở xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Trấn Hải Dương), ông là con cả của Mạc Đăng Trắc và Đậu Thị Minh. Ông là cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi và có quan hệ họ hàng với hoàng tộc nhà Mạc.

Năm 17 tuổi, ông đỗ tiến sĩ và làm quan tước Quốc Công dưới triều Hậu lê, do chán ghét các phe phái tranh giành ngôi vua, ông cáo quan về ở ẩn nơi sinh ra ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương xưa (nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng)

Năm 1527, Mạc Thái Tổ lập lên triều Mạc, cho mời ông ra phò tá, ban tước Hoàng quận công.

Trong chiến tranh Nam-Bắc triều, ngày 16 tháng 2, 1535 (năm Đại Chính thứ 7) ông phụng chiếu Mạc Thái Tông, ông cùng em trai Mạc Đăng Tuấn đã đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu. Đóng quân xứ Tiên Đô, có công chiêu lập 137 hộ dân tiền thân các dòng họ lớn ở Tổng Đặng sơn (ngày nay thuộc tỉnh Nghệ An)

Từ tháng 7 năm 1571 tới năm 1575, dưới sự chỉ huy của Phụ Chính Khiêm vương Mạc Kính Điển, Hoàng Quận Công Mạc Đăng Lượng, Thạch Quận Công Nguyễn Quyện cùng các tướng nhà Mạc tiến đánh vùng Thanh Nghệ. Trong trận Lèn Hai Vai (Yên Thành), đánh thắng Lai quận công Phan Công Tích. Năm 1576,Nguyễn Quyện cùng Mạc Đăng Lượng đem quân trở ra Ngọc Sơn, Thanh Hóa đóng đồn từ Cầu Quán đến Mạo Lạp, lại cho quân mai phục hai bên đón đường. Đã bắt sống Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan trên đường trở ra Yên Trường tại Bông Đồn, Độc Hiệu ngoại Thanh Hóa (Ninh Bình ngày nay).

Tháng 10, 1584, nhà Mạc tấn phong ông tước Minh Nghĩa đại vương sau tấn phong Phó Quốc Vương Triều Mạc. Cùng đợt cũng tấn phong Giáp Trưng tước Sách quốc công, Nguyễn Quyện tước Nam đạo Thường Quốc công, Mạc Ngọc Liễn tước Đà Quốc Công.

Năm 1591 ông dẫn hàng vạn quân chỉ một đêm đã đào xong sông gọi "Sông Nhà Mạc" và đắp nhiều thành lũy "Nhất dạ thành" ở vùng Duyên Hà, Hậu Tái, Thái Bình. Năm 1592, Thăng Long thất thủ, nhà Mạc thất thế, ông đổi tên thành Hoàng Đăng Quang, trước ở vùng Thạch Thành, Thanh Hóa sau về ở ẩn vùng Chân Lộc, Thanh Chương, Nam Đường. Tại đây ông sống ẩn dật, chiêu dân lập ấp, dạy học làm thuốc đến cuối đời. Năm Hoằng Định thứ 2 (1602) ông đến dâng hương chứng kiến việc di dời mộ Nguyễn Cảnh Hoan từ Rú Guộc Thanh Chương về Rú Cấm Tràng sơn, Đô Lương. Khi sống hai ông tuy ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng rất trọng nghĩa khí của nhau. Năm 1604, ông qua đời, hưởng thọ 108 tuổi. Sau khi mất mộ 2 ông, bà được song táng tại Rú cật thuộc dãy núi Đại Huệ. Duệ hiệu của ông là: Lê triều Tiến sỹ tước Quốc Công, Mạc Triều Hoàng đại tướng (Hoàng Quận Công) phó quốc vương, gia phong Thái quốc công, tặng Hiển công vương, gia tặng Minh nghĩa đại vương, thăng Tiên đô miếu (Đền Tiên Đô), thần quang linh ứng uy đức tôn thần, bao phong phu cách Hồng hiến, gia phong anh dũng thành hoàng thượng, thượng, thượng đẳng Thần. Gia phả ghi rõ: Mộ hai ông, bà được song táng tại xã Nam Lạc: Diện tiền Lam giang thuỷ, hậu bối Đại Huệ Sơn, tả hữu viễn cận sơn thuỷ, phân hướng tý ngọ, phân kim, Kim tinh chi cục. Hàng năm con cháu thuộc 5 chi đều đến tịnh mộ. Việc chăm sóc thường xuyên do chi họ Hoàng Văn ở Nam Lĩnh trông coi. Mộ 2 ông, bà được xây dưới chân núi Đại Huệ theo hình chữ nhật dài 4,25m và rộng 2,50m. Năm 1992 con cháu 5 chi họ Hoàng đã di chuyển mộ phần hai ông bà về hợp táng tại nghĩa trang họ Hoàng Trần ở Hòn Lửa xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an.

Thờ tự[sửa | sửa mã nguồn] Tương truyền sau khi đánh thắng quân Thanh, trên đường trở về Quang Trung phong ông làm Thượng Đẳng thần.

Vua Lê Hiển Tông và Triều Nguyễn, các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định có 9 sắc phong ông cùng (con trai Hoàng Bá Kì là Đoan túc tôn thần), em trai Mạc Đăng Tuấn và hậu duệ Hoàng Đăng Ích là Thành Hoàng thượng đẳng Phúc thần, được thờ phụng chung tại Đền Tiên Đô lễ khai hạ (lễ hội Đền Tiên đô) mồng 7 tháng giêng; Lễ lục ngoạt 16 tháng 6 cũng là ngày kỵ nhật của ông; Di tích Quốc gia nhà thờ họ Hoàng Trần xã Đặng Sơn; Di tích Quốc gia Đền Tán Sơn xã Xuân Hòa, Nam Đàn.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn] Cụ nội: Mạc Đăng Đạt đậu tiến sỹ đời Hồng Đức vợ là công chúa Ngọc Hoa.

Ông nội: Mạc Đăng Kiệt;

Bà nội: Đào thị Hàm.

Cha: Mạc Đăng Trắc

Mẹ: Đậu Thị Minh làng Câu Tử Nội xã Hợp Thành huyện Thủy Nguyên (Thủy Đường), Hải Phòng là cô bà Đậu thị Giang vợ Thái Tông Mạc Đăng Doanh.

Vợ: Mai Thị Huệ. Dòng họ Mai Khoa bảng thôn Trung xã Đào Tai huyện Quế Dương, Kinh Bắc. Các con: - Hoàng Đăng Lưu tự Pháp Lưu - Hoàng Đăng Đạo tự Nhã Đạo. - Hoàng Đăng Kì tự Bá Kì - Hoàng Đăng Ngọc tự Kim Ngọc - Hoàng Đăng Thuật tự Phúc Diện. . Em trai: Mạc Đăng Hào tức Mạc Đăng Tuấn năm 1535 cùng vào Trấn thủ đất Hoan Châu. Sau năm 1592 đổi tên Hoàng Tuấn Ngạn.

Duệ hiệu: Quốc tử Giám sinh. Lê triều đặc tiến kinh diên, Khâm tặng Minh Tề Đại Vương, anh dũng Thành Hoàng tự Đăng Tuấn Thượng Đẳng thần.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn] ^ “Đền Tán Sơn và mộ đồng chí Lê Hồng Sơn”. "Đình phú Nhuận và Nhà thờ Họ Hoàng trần" Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.