Bước tới nội dung

Trang:Ba phon hoa 1.pdf/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 3 —

được sẽ xin hết lòng hết sức, ông bất tất phải bận lòng. Tay thợ bánh là Lý-Hoa cũng vâng dạ nhận lời. Tạ-ông nghe nói, ra ý cảm khích lắm, bắt tay hai người để tỏ bụng ân-cần ủy-thác. Hai người cúi chào rồi lủi thủi bước ra.

Năm mới sang. Trong chỗ ngựa xe tấp nập, phố xá huyên điền; đã pha thêm cái cảnh tượng pháo nổ đì đùng, tranh treo la liệt. Mồng hai tết, Tạ-ông đã thu xếp xong việc cửa hàng. Mấy bồ hành lý, dăm bọn thân bằng, tu-tu trong tiếng còi tầu, trên bến sông đã có một ông lão, đầu tóc bạc phơ, chắp tay chào lại mọi người rồi lủi thủi xuống tầu, đó chính là Tạ-ông đó. Tay thợ bánh Lý-Hoa, năm ấy hai mươi bốn tuổi, mặt mũi trai lơ, da dẻ trắng trẻo, mỗi khi rỗi việc lại một mình chải tóc ngắm gương, đóng quần diện áo, chứ không thèm đánh đan đánh lũ với các thợ thường. Chàng cũng người phương xa, ông cha mới di cư đến Tăng-thành. Từ bé đã học nghề làm bánh ngay, trời cho được cái khéo tay, phàm khách ăn bánh, uống nước, biết là món của chàng làm đều tranh nhau mà mua cho kỳ hết Thế nhưng chàng có một cái chứng lạ: Vợ mới cưới, chồng làm xa, nông nỗi ấy thật nên tội nghiệp! vì thế mà mỗi tháng lại xin phép thăm nhà một thứ, đi về vất vả, chẳng quản tần-phiền. Ông chủ nể là tay thợ khéo, đành cũng phải chiều cho muốn sao được vậy. Chàng thường bảo các anh em rằng:

— Làm thì làm, chẳng làm thì thôi, chứ cái chứng về với vợ thì tớ không sao chừa được! Ai nghe câu nói ấy cũng phải khúc khích cười.

Chủ hàng mới là Tạ-Thiếu-my lấy thế làm lạ. Mỗi khi Lý-Hoa về, chàng cố tình giữ lại, thì hắn lại khủng khỉnh dỗi xin bỏ việc làm. Một hôm Thiếu-my ngồi ở trong buồng kín, nhân vắng người mới hỏi tỷ mỷ thằng nhỏ đứng bên rằng:

— Tháng nào Lý-Hoa nó cũng về, bỏ trễ cả công việc