Trang:Cay dang mui doi 1.pdf/45

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 41 —

như thể vàng trôi bạc chảy. Cách một khoản xa xa mới có một chiếc thuyền buồm trương, chèo xếp, thả giữa dòng để cho nước xuôi gió thuận đưa đi. Hai bên sông cây cỏ im lìm, một giây lâu mới nghe tiếng trống trở canh văng-vẳn.

Chiếc ghe của thầy Đàng ra khỏi vàm Kỳ-Hôn rồi thì bạn lái đều ngủ hết, duy còn có một chú đà-công ngồi phía sau tay nắm lèo, tay cập bánh, nhắm giọt nước mà thả linh đinh; đêm khuya khoản vắn, gió mát trăng trong, anh ta hứng cảnh động tình nên cất tiếng mà nói thơ Lục-vân-Tiên nghe inh ỏi. Thầy Đàng nằm trong mui lặn-lẻ đương suy đi xét lại những thế tục nhơn tình, bổng nghe tiếng đà-công nói thơ, thầy ngứa nghề, liền lồm-cồm ngồi dậy lấy cây đờn cò mà đờn theo đặng giải cơn buồn chút đĩnh. Chú lái với hai đứa nhỏ đương ngủ nghe tiếng đờn cũng dực mình thức dậy, rồi ngồi nghe chơi vui vẻ vô cùng. Chú lái muốn để cho bạn nghỉ ngơi cho yên, nên không kêu, chú mới bổn thân đốt đèn nhúm lửa rồi nấu nước trà cho thầy uống.

Đà-công nói thơ một hồi rồi nghỉ. Thầy Đàng uống nước rồi mới biểu thằng Được lấy đờn kìm mà hòa với thầy, còn con Liên thì ca theo. Chú lái tuy là người lam lụ làm ăn, xưa nay ở nhà làm ruộng thì mảng sợ mạ tiêm lúa háp, ngồi ghe đi buôn thì mảng lo bán đắt mua may, chớ chưa biết thú vị phong lưu là thể nào, nhưng mà chú ngồi nghe đờn ca một hồi rồi tâm thần bể-nghễ, mày mặt ngáo-ngơ; nếu lúc ấy ai cắc cớ hỏi chú vậy chớ đờn ca như vậy mà hay dở thể nào, thì chắc chú nói nghe thì là hay, mà sao trong lòng ngần ngại bưng-khuân, dường như thương ai nhớ ai, khó mà nói rõ ra cho được.

Con Liên ca mệt thì lấy đờn tranh mà đờn, nhường lại cho thằng Được ca đủ bài bản hết. Chú lái lấy làm đắc ý, mà chú đà-công cũng rất vui lòng. Thầy Đàng hồi đầu hôm nằm lặn lẽ nghĩ đến việc đời thì buồn thầm, mà chừng thầy đờn cho hai đứa nhỏ ca một hồi rồi thầy quên hết những chuyện xưa, sắc mặt hân hoan, tấm lòng nhàn lạc,

Ghe xuống tới Bến-tre, thầy Đàng tạ ơn chú lái rồi ôm đờn dắc hai đứa nhỏ lên bờ tìm nhà ông Phán Cầm là bạn học thuở nhỏ mà thăm. Ông Phán Cầm thấy thầy thì mừng rở vô cùng.