trời chẳng phụ nên mẩu tữ được đoàn viên. Bà chẳng xiết nổi mừng, tự nguyện giữ một lòng làm lành mà để âm đức cho con, nên đã không oán trách Đức-Lợi với Thị-Sảnh, mà lại biểu Thị-Sảnh để thằng Hà qua ở chung một nhà với bà đặng cho anh em nó triếu mến nhau, rồi chừng khôn lớn biết nưng đỡ diều dắc nhau cho trọn niềm huynh đệ.
Thằng Nhả ngày nay ăn mặc sung sướng, lên xe xuống ngựa, chớ không phải là thằng Được xách đờn đi ca mà kiếm ăn như khi trước nữa, song nó không đổi tánh, chẳng hề quên mấy người yêu nó trong lúc nó bần hàng, bỡi vậy vợ chồng ba Thời thì cất nhà đẹp để ở trong kinh Xà-No mà coi ruộng cho bà Hội-đồng, con Liên thì áo lụa quần hàng, chơn giày chơn dép cũng như con ruột trong nhà, duy có một mình thằng Bĩ không chịu ở yên nơi, cứ ôm đờn rảo khắp các tĩnh-thành, thằng Nhả năn nỉ hết sức nó cũng không chịu ở. Chẳng những là thằng Nhả hậu đải những người yêu nó trong lúc nó nghèo hèn mà thôi, mà hễ nó thấy con nhà nghèo thì nó lại động lòng thương, nên hay xin mẹ cho bạc tiền hoặc cho quần áo. Người ở trong xóm ai thấy tánh tình nó như vậy cũng đều ngợi khen, duy một mình người viết truyện nầy đã không khen mà lại buồn, là vì thầm nghĩ thằng Nhả nầy nhờ có làm thằng Được trót 15 năm trời nên ngày nay mới biết thương con nhà nghèo như vậy, còn biết bao nhiêu thằng Nhả khác không có làm thằng Được nên chưa nếm đủ mùi cay đắng trong đời, thì ai nghèo mặc ai, mình giàu mình hưởng! Nếu thằng Nhả là con của bà Hội-đồng Nhàn mà không có làm thằng Được trọn 15 năm thì ngày nay nó có biết thương con nhà nghèo hay không? Ai dám chắc.
HỒ-VĂN-TRUNG
tự BIỂU-CHÁNH
soạn.
CHUNG
N. B. — Ít ngày nữa sẽ xuất bản bộ « CHÚA-TÀU KIM-QUI » cũng là của M. Biểu-Chánh soạn.