Trang:Cong bao Chinh phu 1009 1010 nam 2013.pdf/30

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
31
CÔNG BÁO/Số 1009 + 1010/Ngày 30-12-2013


chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng hiệu quả đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Hàng năm, tổ chức công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp; kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước

1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Thực hiện chế độ về quản lý tài chính, quy định về giám sát tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Xác định và xây dựng đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, các quỹ, tài sản trong doanh nghiệp;

c) Kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gây lãng phí phát sinh tại doanh nghiệp;

d) Thực hiện khuyến khích đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có các phát hiện lãng phí xảy ra trong doanh nghiệp, khen thưởng đối với những người có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm:

a) Xây dựng, đăng ký với chủ sở hữu mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp;

b) Đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiết giảm chi phí, công khai đến người lao động trong doanh nghiệp;

c) Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký, định kỳ hàng năm báo cáo chủ sở hữu và cơ quan quản lý có liên quan về kết quả thực hiện;

d) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện tự kiểm tra, rà soát, báo cáo giám sát tài chính để phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp.

Điều 62. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

1. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp, bao gồm:

a) Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;