đ) Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
e) Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên;
g) Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
5. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường;
b) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường;
c) Phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường;
d) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường và thứ tự ưu tiên thực hiện;
đ) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
6. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học, tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Khu vực đa dạng sinh học cao; cảnh quan sinh thái quan trọng; khu bảo tồn thiên nhiên; hành lang đa dạng sinh học; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học và thứ tự ưu tiên thực hiện;
đ) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
7. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch ngành quốc gia tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch ngành quốc gia.