Trang:Cong bao Chinh phu 1095 1096 nam 2020.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
82
CÔNG BÁO/Số 1095 + 1096/Ngày 21-11-2020


đ1)[1] Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại các điều 104, 106, 107 và 108 của Luật này;

e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 126 của Luật này;

g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 132 của Luật này.

Chương XIII
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG, CÔNG KHAI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 150. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ở trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.

3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.


  1. Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 47 Điều 1 của Luật số 63/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.