Trang:Cong bao Chinh phu 1239 1240 nam 2015.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
52
CÔNG BÁO/Số 1239 + 1240/Ngày 28-12-2015


tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

b) Theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội;

c) Theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận.

2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp.

Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị trình bày;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Người đứng đầu cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản báo cáo, giải trình về vấn đề có liên quan;

đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

e) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật.

4. Nội dung nghị quyết xác định văn bản quy phạm pháp luật trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; trường hợp văn bản trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

Điều 26. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội

1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.