Trang:Cong bao Chinh phu 335 336 nam 2020.pdf/82

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
83
CÔNG BÁO/Số 335 + 336/Ngày 02-4-2020


3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Điều 337. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

3. Những vụ án có tính chất phức tạp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;