Bước tới nội dung

Trang:Cong bao Chinh phu 977 978 nam 2024.pdf/57

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
58
CÔNG BÁO/Số 977 + 978/Ngày 24-8-2024


3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thư ký Tòa án tại các Tòa án.

Điều 119. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án;

c) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 120. Chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án

Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án được hưởng chế độ, chính sách sau đây:

1. Được hưởng tiền lương, phụ cấp theo quy định tại Điều 142 của Luật này;

2. Được cấp trang phục, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp để làm nhiệm vụ;

3. Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

4. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Chương VI
HỘI THẨM

Điều 121. Hội thẩm

1. Hội thẩm là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.

2. Hội thẩm gồm có:

a) Hội thẩm nhân dân;

b) Hội thẩm quân nhân.

Điều 122. Tiêu chuẩn Hội thẩm

1. Người được bầu, cử làm Hội thẩm phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;