Bước tới nội dung

Trang:Cong bao Chinh phu 977 978 nam 2024.pdf/64

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
65
CÔNG BÁO/Số 977 + 978/Ngày 24-8-2024


ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.

4. Điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến do pháp luật quy định; trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến do luật quy định.

Điều 137. Phòng xử án

1. Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, vụ án hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, vụ việc phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

2. Phòng xử án bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.

3. Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm:

a) Phòng xử án hình sự;

b) Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, vụ việc phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

c) Phòng xử án và giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

4. Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, phù hợp với yêu cầu xét xử, giải quyết từng loại vụ án, vụ việc, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.

Phòng xử án và giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.

5. Phòng xử án phải có Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bố trí vị trí của Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp, người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.