d) Giá vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù; thực hiện chỉ định nhà cung cấp và áp dụng hình thức đàm phán giá đối với việc mua sắm sản phẩm mẫu, vật tư, bán thành phẩm đặc chủng phục vụ sản xuất quốc phòng, an ninh;
đ) Miễn trách nhiệm dân sự khi thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh; quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư;
e) Chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt.
3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp khác với quy định của Luật này thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 4. Vị trí, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp
1. Công nghiệp quốc phòng là thành phần của công nghiệp quốc phòng, an ninh, có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện sản xuất quốc phòng;
b) Bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân, cơ yếu và các lực lượng thực thi pháp luật khác;
c) Cất trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp;
d) Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng;
đ) Hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng;
e) Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công nghiệp an ninh là thành phần của công nghiệp quốc phòng, an ninh, có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện sản xuất an ninh;
b) Bảo đảm phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng Công an nhân dân, cơ yếu và các lực lượng thực thi pháp luật khác;