2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho động viên công nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Ngân sách nhà nước chi cho nhiệm vụ động viên công nghiệp được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm cho động viên công nghiệp.
Điều 59. Nhiệm vụ chi cho động viên công nghiệp
1. Khảo sát năng lực của doanh nghiệp.
2. Lựa chọn, đăng ký, quản lý, theo dõi năng lực của doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
3. Hoàn chỉnh dây chuyền động viên công nghiệp.
4. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp.
5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động; huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.
6. Các hoạt động để duy trì năng lực dây chuyền động viên công nghiệp.
7. Dự trữ vật tư.
8. Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp.
9. Sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp.
10. Phục hồi sản xuất của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp.
11. Hoạt động chuyên môn, quản lý động viên công nghiệp.
12. Nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật về động viên công nghiệp.
Điều 60. Dự trữ vật tư cho động viên công nghiệp
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng, sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Danh mục dự trữ vật tư phục vụ động viên công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm dự trữ vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm dự trữ vật tư thông dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.