Bước tới nội dung

Trang:Cong bao Chinh phu 987 988 nam 2024.pdf/83

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
84
CÔNG BÁO/Số 987 + 988/Ngày 25-8-2024


2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương X
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 133. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.

4. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.

5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.

6. Cơ chế tài chính, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng về bảo hiểm xã hội.

9. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Điều 134. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài chính bảo hiểm xã hội, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại địa phương.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.