Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
74
NGÔ SĨ LIÊN

xưa ». (Lời đáp thay về đất ngoài Ngũ lĩnh của Chu-Khứ-Phi đời Tống).

(11) Long-Xuyên, nay là đất Tuần-Châu. (K. Đ. V. S. cuốn I) — « Ngũ-Lĩnh là: Đỉnh Đài-Lĩnh ở Đại Dữu, ấy là ngọn thứ nhất trong Ngũ-Lĩnh; đỉnh Kỵ-Điền ở Quế-Dương, ấy là ngọn thứ hai; đỉnh Đô-Bàng ở Cửu-Chân, ấy là ngọn thứ ba; đỉnh Mạnh-Chử ở Lâm-Hạ, ấy là ngọn thứ tư; đỉnh Việt-Thành ở Thủy-An, ấy là ngọn thứ năm » (Nam-Khang ký của Đặng-Đức-Minh). « Ngũ-Lĩnh là Đại-Dữu, Thủy-An, Lâm-Hạ, Quế-Dương, Yết-Dương, đều ở trong cõi hai tỉnh Quảng » (Quảng-Châu ký của Bùi-Uyên) Phương-Dĩ-Trí nói: « Cửu-Chân xa quá! Nên lấy thuyết sau là phải ». Chu-Khứ-Phi nói: « Từ đời Tần mới có chuyện Ngũ-Lĩnh, đều chỉ vào tên núi. Xét ra thì là đường vào Lĩnh-Nam có năm lối mà thôi, không hẳn đã là núi cả. Vậy: một là lối từ Đinh-Châu ở Phúc-Kiến vào Tuần-Mai ở Quảng Đông; hai là lối từ Nam-An ở Giang-Tây qua Đại-Dữu vào Nam Hùng; ba là lối từ Tham-Châu ở Hồ-Nam vào Liên Châu; bốn là lối từ Đạo-Châu vào Hạ-Châu ở Quảng-Tây; năm là lối từ Toàn-Châu vào Tĩnh-Giang ». (K. Đ. V. S. cuốn I)

(12) « Nguyên núi Tiên-Du, có tên nữa là núi Lạn-Kha (mục cán dìu), ở huyện Tiên-Du. Trên có tảng đá bàn-cờ. Tương-truyền có người đánh