Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/118

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
124
NGO SI LIÊN

để cho dùng. Bèn cửi vòng vây, để dân Mán trốn đi đến quá nửa. Biền tới lại đốc thúc các tướng sĩ đánh thành. Phá được thành, giết được Tù-Thiên và Chu-cổ-Đạo là tên thổ Mán đưa đường cho Nam-Chiếu; chém hơn ba vạn đầu. Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá vỡ hai động Thổ Mán theo về với Nam-Chiếu, giết tù trưởng của chúng. Bọn Thổ Mán đem quân về hàng vạn bẩy nghìn người. Tháng mười một, ngày Nhâm Tý, vua Đường chiếu cho quân các lộ Giao châu, Ung châu, Tây châu đều giữ lấy đất đai mình, đừng tiến đánh nữa. Đặt ra Tĩnh Hải quân ở Giao-châu, cho Biền làm Tiết-độ sứ. — Từ đó đến đời Tống, An-Nam liền thành ra tiết trấn của tĩnh hải quân.— Từ khi Lý-Trác quấy nhiễu rồi lũ Mán gây nạn cơ-hồ mười năm. Đến khi ấy mới dẹp yên. Biền giữ phủ ta xưng vương[1] đắp La-thành[2] vòng quanh một nghìn chín trăm tám mươi hai trượng lẻ năm thước. Thân thành cao hai trượng sáu thước, chân khoát hai trượng năm thước. Nữ-tường bốn mặt cao năm trượng[3] năm tấc. Năm mươi lăm chỗ vọng-địch lâu. Sáu chỗ cửa cuốn. Ba nơi lạch nước. Ba mươi tư đường trèo lên. Lại đắp đê, vòng quanh hai nghìn một trăm hai mươi lăm trượng, tám thước, cao một trượng năm


  1. Theo sách An-Nam Kỷ yếu thì « Biền định ra các sổ biên giới, đồn quân và thuế, ​cống. Và người trong châu kính sợ, gọi tôn là Cao-Vương ».
  2. « Kính xét: Đại La Thành ở Long-Biên, bắt đầu đắp từ Trương Bá Nghi đời Đường, Triệu-Xương và Lý Nguyên Gia lại sửa sang thêm. Không phải bắt đầu từ Cao Biền. Sử cũ chép: « Biền đắp La-thành... » Chắc là lưu truyền sai sự thực, e khó mà tin cả được. — Đại La-Thành, Trương Bá Nghi đắp từ năm thứ 2 hiệu Đại-Lịch. Năm thứ 7 hiệu Trinh Nguyên, Triệu Xương đắp thêm. Năm thứ 3 hiệu Nguyên-Hòa, Trương-Chu lại sửa đắp. Năm thứ 4 hiệu Trường Khánh, Lý Nguyên Gia dời phủ-trì sang sông Tô-Lịch, đắp thành nhỏ gọi là La-Thành. Năm thứ 7 hiệu Hàm-Thông, Cao-Biền đắp thành ngoài Kim-Thành (thành vàng) cũng gọi là La-Thành. Theo Đ. T, Nhất-Thống chí thì « Đại-La-thành ở ngoài phủ-thành Giao-châu. Quận Giao-chỉ đời Hán, phủ Đô-hộ đời Đường đều ở đấy ». Lâu năm đổ nát, dấu cũ khôn dò. Nay ngoài tỉnh thành Hà Nội, bốn mặt có lũy đất. Đó là sau đời Lý, đời Trần, bao lần tu-trúc. Tục cũng gọi là La-Thành. Nếu bảo đều là dấu cũ của Cao-Biền thì không phải (K.Đ.V.S.)
  3. K.Đ.V.S. chép là « 5 thước », có lẽ đúng hơn.