Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/97

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
103
DAI VIET SƯ KY TOAN THƯ

ấy giặc Mán lại đến cướp, Vương-Thức đánh lui được. Mùa thu tháng Bẩy, có bọn ác-dân luôn luôn làm loạn, đồn phao rằng: « Nghe nói Kinh-lược-sứ là Chu-Nhai — Chu-nhai ở Quảng-châu — sai những kẻ đầu-mộ làm quân đầu vàng lấy khăn vàng bịt đầu, gọi là vàng đầu[1] ở dưới cờ, vượt bể sang đánh úp châu ta rồi!... » Rồi cùng nhau đêm vây thành, đánh trống hò reo, xin đưa Thức về Tầu: « Chúng ta muốn đóng ở thành này để chống nhau với quân Vàng-đầu ở Tầu sang! » Thức đương ăn. Hoặc có kẻ khuyên nên chạy ra để lánh chúng. Thức nói: « Ta mà động chân chạy thì thành vỡ mất! » Thong-thả ăn xong, mặc áo giáp, đem tả hữu lên mặt thành, dựng lá cờ Đại-tướng ngồi mà trách mắng chúng. Bọn làm loạn chạy trở lại. Ngày mai cho bắt hết cả đem giết. Khi ấy loạn và đói kế tiếp nhau, sáu năm không có thượng-cung; — thượng cung là số tiền, lụa nộp về kinh đô để cung cấp nhà vua tiêu dùng. — trong quân không có khao thưởng. Đến Thức mới sửa sang đồ cống và khao thưởng quân lính. Chiêm-Thành, Chân-Lạp đều lại cho sứ sang[2].

Canh-Thìn, — năm đầu hiệu Hàn-Thông đời Ý-Tông-Quán bên Đ. (860) mùa Xuân,


  1. Đường thư chép: « Lính thú Trung-Võ mặc áo ngắn vạt sau, dùng khăn vàng bịt đầu. Phương Nam gọi là « quân đầu vàng » là một hạng lính giỏi ở thiên hạ ».
  2. K Đ.V.S. chép thêm: « ...Và trả lại những dân chúng đã bắt cóc ». Và chua: Chân-Lạp ở phía Nam Lâm-ấp. Theo Đường thư thì « lại có tên là Cát-Miệt và vốn là thuộc quốc của nước Phù-Nam. Sau hiệu Thần-Long (Đường), chia làm hai: Nửa miền Bắc nhiều gò núi, gọi là Chân-Lạp cạn (tức Cao-Nam ngày nay); nửa miền Nam giáp biển nhiều chầm, bãi gọi là Chân-Lạp nước ». (Nay là sáu tỉnh Nam-Kỳ).