Trang:Dai guong kinh.pdf/12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 10 —

thời là một người con gái hiền; một người con gái hiền thời sau sẽ là một người đàn bà hiền; một người đàn bà hiền thời chồng con được trông cậy, bố mẹ được vẻ-vang, trong phúc trạch cho cửa nhà, ngoài danh-giá với làng nước. Quý lắm thay! trong thủa làm gái, đời người chia tư có một góc. Khó lắm thay! trong thủa làm gái, bé không vin, cả gẫy cành.

Phương-ngôn[1]: Một năm được mấy mùa xuân!

NÓI VẬT-LÝ.[2] — Một đời người con gái, xem có giống như cây đào. Cây đào kia, hoa đẹp là nhường nào! Quả ngon là nhường nào! Nhưng tất từ khi nó còn bé, có công người vun gốc và bắt sâu thời sau mới được thế. Sự vun gốc đó, tức như người con gái học tập làm ăn cho có tài; sự bắt sâu đó, tức như người con gái tu tỉnh nết-na cho có đức. Vậy có một bài nhời cây đào tự ngâm rằng:

« Thân em tên gọi cây đào,
Đẹp tươi hoa thắm, ngọt-ngào quả xanh.
Lá non mơn-mởn trên cành,
Cành non yểu-điệu như hình gái tơ.
Từ khi em bé đến giờ,
Bắt sâu vun gốc cũng nhờ tay ai.
Em trông con gái những người,
Khôn-ngoan đã sẵn có giời phú cho.
Thế mà nếu chẳng hay lo,
Biết đâu rồi nữa không thua cây đào? »


  1. Phương-ngôn — 方 言 — Câu nói của một phương xứ nào, lưu truyền lại từ xưa, người ta vẫn thường nói.
  2. Vật-lý — 物 理 — Nhẽ tự-nhiên của vạn vật, mượn xem xét việc người.