Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/50

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
46
 

Nếu những vua nối ngôi vua Gia-long mà cũng công-nhận người Pháp giúp việc quản-trị[1] trong nước như vua Gia-long thì có lẽ sự cộng-tác[2] ấy có nhiều hiệu-quả hay. Về sau phải có võ-lực mới thực-hành được sự cộng-tác ấy, nhưng sự cộng-tác này có sản ra được nhiều điều hay là vì nhân-dân lấy lẽ phải mà theo.

Việc chiếm-lĩnh xứ Nam-kỳ, nhân-dân lấy làm hoan-nghênh lắm. Vì vậy nên chẳng bao lâu xứ này được tiến-bộ rất nhanh.

Ngày trước nhân-dân xứ Nam-kỳ chỉ trồng giọt những hoa mầu đủ sinh-nhai thôi, một vài người Tàu buôn xuất-cảng nhỏ nhặt lắm; cuộc thương-mại ở trong xứ vào tay bọn khách-trú cả; thương-chính trong xứ đánh thuế luân-chuyển hàng-hóa rất nặng, sở cho dân vay tiền lấy lãi rất nặng, những tầu ngoại-quốc đến Sài-gòn thật hiếm, những con đường tốt đẹp làm khi còn vua Gia-long thì hàu như không đi được nữa, đường thủy chỉ được độ sáu trăm ki-lô-mét thôi.

Lúc đầu Chính-phủ PhápNam-kỳ cố lấy lòng nhân-dân trong xứ nên cho nhân-dân hưởng đủ các thứ quyền-lợi.

Trong năm năm trời, nước Pháp không muốn bỏ xứ này, nên dù nhân-dân không tin, người Pháp cũng đã hết sức về việc chủng đậu cho nhân-dân để trừ bệnh đậu mùa và giảng-dụ cho công-chúng biết phép vệ-sinh để trống-cự với bệnh tả.

Về năm 1858 nhà cửa ở tỉnh Sài-gòn chỉ có những cái nhà sàn làm trên những cái lạch bùn lầy. Đến sau người Pháp họa địa đồ làm thành một tỉnh-thành to, lấp dần dần những lạch để làm những dẫy phố giài, có những con đường rộng rãi có cây cối um tùm. Trong hai mươi năm về sau, tỉnh Sài-gòn thành ra một thành-phố lớn có 16.000 nhân-dân. Về năm 1914, trước khi có sự chinh-chiến ở Âu-châu, thành-phố Sài-gòn có 75.000 nhân-dân, ngày nay có hơn 100.000 người ở. Tỉnh Chợ-lớn, tỉnh Mỹ-thọ, tỉnh Vĩnh-long rồi thì đến các tỉnh-lị khác cũng được chỉnh-đốn như thành-phố Sài-gòn, để cho nhân-dân được khỏe mạnh làm ăn và buôn bán được tiện-lợi. Từ khi người Pháp đến ở Nam-kỳ thì những tầu bè ở ngoại-quốc cứ thường đến Sài-gòn để mua thóc gạo và làm cho nhân-dân biết buôn bán với ngoại-quốc. Vì vậy nên những nông-gia càng mở-mang sự cày cấy của mình. Việc xuất-cảng gạo cũng vì vậy mà càng thêm quan-trọng.

Từ năm 1860 đến 1865 sự xuất-cảng gạo bằng tầu bè mỗi năm tới 50.000 tấn, từ năm 1870 đến năm 1875, mỗi năm được 268.000 tấn, và từ năm 1885 đến năm 1890, mỗi năm được 460.000 tấn. Từ năm 1895 đến năm 1900, cứ mỗi năm kể số chung bình là được 595.000 tấn, từ năm 1905 đến năm 1910, mỗi năm được 815.000 tấn, ngày nay sự xuất-cảng gạo mỗi năm được quá 1.300.000 tấn.

  1. Quản-trị = trông nom, coi sóc.
  2. Cộng-tác = cùng làm việc với nhau.