lại đủ sánh cùng Tạ-cơ[1]. Tiếc thay con gái tài hoa, trời già vẫn ghét; má-hồng nặng nợ, quen lệ đi rồi. Cành thiên-hương nêu không gẫy nửa chừng; duyên loan-phượng tất nhiên chia đôi ngả. Đời hoa mỏng mảnh, thành sầu giam lỏng đầu xanh; bà Nguyệt phũ phàng, khách tục xe nhầm chỉ thắm. Cầu ly biệt bắc cao nghìn trượng, gánh tương tư xếp nặng ngang đầu. Đời như đời Lê-Nương chính là một tấm gương đau đớn soi chung cho các chị em bạc mạnh ở thế-gian này đó[2]. Mộng-Hà đối với nàng, vừa có lòng thương, vừa đem bụng mến; vì thương mến sinh ra quyến luyến, vì quyến luyến thành ra say mê. Mãi khi vẳng nghe tiếng khóc, nhác thấy bóng người; Thiếu-nữ về hồn, Hằng-nga mất vía; đến, đến thoảng lại đi, đi mất; thì chàng đã đoán chắc ngay là Lê-Nương. Gió lạnh gạt hàng nuớc mắt, tấm tình si ai khác ai đâu. Trăng trong treo mảnh gương nguyền, duyên tri-kỷ may sao may thế. Từ đấy Mộng-Hà không thương gì đến hoa-lê nữa, chỉ còn thương mợ Lê mà thôi!..[3]...
Bóng người vò võ, tiếng học rang rang; mỗi tối Mộng-Hà dậy Bằng-lang hai tiếng đồng hồ; cứ chuông đánh chín giờ là lại sai thằng nhỏ bế xuống nhà, không muốn để cho đứa trẻ phải
- ▲ Mẹ ông Âu-Dương-Tu, vì nhà nghèo, dậy con viết lấy cục than-lau vạch xuống đất. Tạ-đạo Uẩn là một tay tài-nữ, có câu thơ vịnh bông liễu, người đời vẫn truyền tụng.
- ▲ Cái bạc mạnh của chị em, cứ ý tôi thì không phải là trời ghen, mà chính là xã-hội áp-chế. Lẽ đó bàn ra dài lắm, xin khất đến cuối sách sẽ nói tường. Tiện đây chỉ mong sao cho phàm các người bạc mạnh, đừng phàn nàn đổ tội cho trời, mà nên hăng hái ra phấn đấu với hàng nghìn cái chế độ hủ bại để tự mở lấy sinh lộ mới được.
- ▲ Phàm kẻ quyến oanh rủ yến, tất phải tìm cách làm cho người con gái chú ý đến mình, nhất là chú ý đến mình là một kẻ lắm tình nhiều cảm. Mộng-hà chôn hoa, chính cũng cùng một tâm-lý ấy, nào phải thương gì hoa!....