Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 3.pdf/23

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 77 —

Vầng đông lơ-lửng ngang đầu. Bước chân ra cửa gượng sầu làm tươi. Trông ra đồng đất quê người. Mạ thêu mầu lục, lúa phơi bông vàng. Thảnh thơi gió mát trời quang. Chim non ríu rít bên đường gọi ai. Non xanh tươi tỉnh chào người. Bóng lồng nước biếc liền trời mông mênh... Phong cảnh đi sớm, riêng có vẻ thanh tân. « Nắng chiếu, sương tan, người vắng tanh », không phải kẻ ở nhà-quê thì sao có tưởng tượng được cái thú thiên-nhiên ấy?... Trong nửa tháng trời, chàng chỉ nằm khèo một chỗ, lâu không được ra đồng để thở hút cái khí trời mới mẻ, trong lòng buồn bực vô chừng. Hôm ấy một mình đi sớm, người thấy nhẹ nhàng; một lối đường đê, phong quang như vẽ; cảnh đẹp bầy ra trước mắt, tin mừng còn để bên lòng, chàng tự thấy đẹp mắt vui tai, mười phần khoan khoái. Cùng một cảnh ấy, ở lúc buồn bực trông ra thì thấy chán, ở lúc thư thái ngắm vào thì thấy vui. Tâm-lý túy lúc đổi thay mà cảm tình đối với bên ngoài, thành ra khác hẳn. Giá phỏng lúc chàng đi mà không phải là lúc người đang vui vẻ, thì dạ sầu ngẩn-ngơ, đường xa man-mác; bước đi tất tả, con mắt mỏi gờ, dọc đường cảnh vật thờ ơ; lòng chàng sẽ chán nản thế nào, dễ ai đã rõ....

Khi vào trường, người trong trường đều xúm lại thăm hỏi. Còn học-trò thì đều hớn hở chạy đến chào hỏi vui vẻ, coi đó đủ biết ngày thường họ đối với chàng thân thiết thế nào. Trường ấy có tất cả hai thày giáo. Một thày tức là người họ Lý nọ. Lúc Thạch-Si còn ở nhà, mỗi ngày cũng dậy một, hai giờ. Khi chàng đi vắng rồi, các giờ ấy đều về Mộng-hà dậy cả. Chàng đau xin nghỉ, mình Lý phải dậy thay cả trường. Lý là người về phái Tân-học, hơi lây thói đời, không hợp tính với chàng. Lại có chứng thích khoe tài mình, nói xấu người, song chàng cũng không chấp, có khinh bỉ cũng chỉ để bụng. Bấy giờ Lý nghe tin chàng đến, hớn hở ra chào; chàng tạ ơn mà rằng: Mấy hôm khó ở, không ra được trường, để khó nhọc một mình ngài, lòng tôi thật áy-náy quá. Lý « không dám » mà rằng: « Hôm nay may ngài đã khỏi.