Bước tới nội dung

Trang:Gai tra thu cha 1.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 39 —

cho kỷ-càng, đừng đễ lầm mưu nó nữa thì là hay hơn. » Kế đó bọn Y-tài-Nhĩ cũng làm bộ giớn giác chạy tới. Cát-lôi-Huấn thấy vậy mĩn cười rồi cúi xuống lượm cái áo rách lên, vạch túi ra móc lấy một miếng giấy chi đó rồi nhét vào túi mình mà cất. Bữu-Liêng hỏi giấy gì? Cát-lôi-Huấn cũng cười mà không nói. Bữu-Liêng cứ hỏi hoài. Cát-lôi-Huấn cũng cười mà đáp rằng: « Ấy là cái ngân-phiếu một muôn đồng đó. » Bữu-Liêng tuy nghi, song biết ý Cát-lôi-Huấn, nên không hỏi nữa, bèn day lại mà nói với bọn Y-tài-Nhĩ rằng: « Thầy Cát không phải là Hắc-y-Đạo, chứng cớ đã rỏ ràng, vậy mà chúng ta lại nghi cho thầy, thiệt là lỗi quá. » Hải-lợi-Tư nói: « Thầy Cát tuy là vô tội, song có một việc thiệt cũng đáng nghi; thầy nói rằng thầy là con nhà giàu có, sao thầy lại lòn lỏi mà ở đây, thầy hảy nói cho tôi nghe thữ. » Cát-lôi-Huấn giã ý không nghe, cứ kiếm đều nói lảng, rồi lại nói với Bữu-Liên rằng: « Hôm nay tôi còn nhiều việc, nên tôi phải kiếu cô; thoản như cô có gặp việc chi nguy-hiễm, xin cứ đánh giây-thép-nói mà kêu tôi, thì tôi sẻ đến tức thì. » « Bữu-Liên gặt đầu, Cát-lôi-Huấn liền bắt tay từ giã, rồi bước xuống lầu trở về chỗ ngụ.

Lúc bây giờ tại thành Niễu-gio, đường Mai-đặt-Mông nhà số 31, đó là nhà hàng bán rượu hiệu Hanh-Sanh, vốn là chổ của bọn hạ-lưu xã-hội tụ tập chơi bời ăn uống, người chủ nhà hàng ấy tên là Kiều-trị-hanh-Sanh, cũng là quân vô loại, hay kết giao với bọn phĩ-đồ, thiệt rỏ ràng cái nhà hàng ấy là chỗ ỗ cũa quân trộm cướp, những bọn côn-đồ, những quân gian-ác thường hay tụ nhau tại đó.

Mỗi ngày hễ đến chiều tối thì tụ nhau lại đó ăn uống say sưa, ca hát múa nhảy om sòm, chẳng kiên dè ai hết.[1]

Ngày ấy, trời vừa chiều tối bỗng có 1 ông Luật-sư tên là Á-luân-Mụ, xô cữa bước vào rồi hỏi đại Hanh-sanh (chủ nhà hàng) rằng: « Phái-Khắc đà đến đây chưa? Tôi có việc gắp muốn kiếm va mà nói chuyện. » Hanh-sanh trề môi rồi nói rằng: « Phái-Khắc là người nào, tôi có biết đâu được, hoặc là chú nói cái hình-trạng của người ấy thễ


  1. Nước nào, xứ nào cũng đều có những bọn bất-lương, người tữ-tế không ai chịu nổi. Ôi! Văn-minh cũng lắm, mà giã-mang cũng lắm.