Trang:Hung Dao Vuong.pdf/111

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 110 —

Phạm-Ngộ, Phạm-Mại, hai anh em mưu trí nhiều khi giúp được việc to, được thưởng 80 mẫu ruộng ở làng Kim-đôi, tỉnh Hải-dương[1].

Chúa mường là bọn Lương-Uất, Hà-Bổng, Hà-tất-Năng, Hà-Chương có công đem dân binh ra cự giặc, cũng được phong hầu.

Ban thưởng đâu đấy cho các tướng ăn yến một tiệc, rồi ai nấy lĩnh chức thăng quan.

Vua lại sai văn-thần ghi chép công trạng của các tướng, hợp biên làm một quyển sách, gọi là Trung-hưng-thực-lục. Lại sai thợ vẽ tranh truyền thần các tướng, treo trong gác công-thần.

Ban thưởng cho các công-thần đâu đấy, rồi nghị đến tội hàng giặc. Khi quân Nguyên đang cường thịnh, triều-thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với quân Nguyên. Khi bình định xong, bắt được một tráp biểu hàng của các quan tư thông với giặc. Đình-thần muốn lục ra xét để trị tội. May có thượng-hoàng mở lòng nhân đức, thương kẻ ngu dại, sai đốt cả tráp ấy đi, không lục đến làm gì. Duy những người nào quả thực đã hàng với giặc, thì mới trị tội, hoặc đem đầy, hoặc xử tử. Vì thế bọn Trần-Kiện, Trần-văn-Lộng tuy đã chết rồi, nhưng con cháu phải tước họ tôn-thất, phải đổi làm họ Mai. Trần-ích-Tắc khi trước theo Thoát-Hoan chạy về Tàu, về sau hai nước giao hòa, lại giở về nước Nam. Vua nghĩ tình cận-thân, không nỡ tước họ, nhưng phải đổi gọi là ả Trần, nghĩa là bảo nhút nhát như đàn bà, gọi thế để cho sỉ nhục.

Đặng-Long trước là cận thần, vì không được thăng làm Hàn-lâm-học-sĩ, căm tức theo hàng với Nguyên, khi sau lại bị bắt được, nghị vào tội trảm quyết.

Còn quân dân thì thứ tội cho, duy có hai làng: Bàng-hà, Ba-điểm, trước hết hàng giặc, cả làng phải đồ làm binh lính, không khi nào được làm quan.

Triều-đình khu xử trong việc thưởng, phạt, rất là công minh, quan, dân ai cũng vui lòng.

Bấy giờ thiên-hạ vô sự, bốn phương thái-bình, kế được mùa luôn mấy năm, trăm họ vui vẻ. Thượng-hoàng nghĩ đến công đức Hưng-đạo đại-vương, sai quan về nơi dinh cũ của ngài ở Vạn-kiếp, sửa sang một tòa sinh-từ, thực là tráng-lệ, để thờ sống Hưng-đạo đại-vương. Thượng-hoàng lại thân soạn ra một bài văn bia, kể công trạng của ngài, so sánh ngài với

  1. Tức là tổ họ Phạm ở làng ấy bây giờ.