Trang:Lich Annam thuoc ve sau tinh Nam Ki.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 38 —

lắm vậy bởi hai người nhỏ tuổi chưa có trí mà xét khiến xui, cho nên càc tổng tới và khóc mà ra đầu thú xin đi làm ăn.

Langsa tha mấy đều tệ ấy, lại cho mấy người bị bắt về sở làm ăn; ấy là giặc gỉa thì dẹp làm vậy.


Từ nhà nước Langsa cai trị đất Nam-kỳ cho tới bây giờ, thì xem ra việc giặc giả càng ngằy càng mỏn đi, mà việc thạnh vượng càng ngằy càng tấn tới; có lẽ tới năm nầy về sau sẽ không còn giặc giả nào trong Nam-kỳ nầy nữa, mà dân sụ sẽ được hưởng phước bình yên thạnh lợi lâu dài.

Những kẽ làm đầu quân nghịch trong sáu tỉnh Nam-kỳ nầy bấy lâu nay, Gia-định thì có quản Định; Định-tường thì có Thiền-hộ-dương; Vỉnh-long thì có hai Cậu là con ông Phan; An-giang thì có lảnh Sâm, Vỏ-định-Sâm; các bợm ấy tuy là có danh tiếng với dân Annam đó chúc; nhưng mà cũng đều học một cách với nhau, bất quá dùng hai chữ trung ngãi làm bài bản để đi đỗ dành hiếp đáp những dân nào quen thói củ, lạ phép mới cho được bắt người, lấy của chúng nó mà làm danh tiếng cho mình; còn như thiệt đều có lòng có sức trong việc làm giặc mà mạnh mẽ dạn dỉ dám tới mà phá tàu hảm đồn Langsa, lại không hay lấy của giết người, thì có một mình quản Lịch mà thôi đáng lẽ, thì dân Annam kính trọng người ấy hơn mà trử dưởng mà giấu giếm cho, và được ở yên trong dân, mới phải; nhưng mà bởi vì từ sáu tỉnh thuộc về Langsa cai trị hết, thì dân Annam lần lần đã quen ăn ở theo thói phép Langsa, mà lại hiểu rỏ ràng quan Langsa là thiệt có lòng ra sức mà làm cho dân Nam-kỳ được bình yên thạnh lợi, còn các bợm làm nghịch ấy, thì có một đều là làm hại cho dân mà thôi; nên dầu dân có ngu dại bực nào mặc lòng cũng không có lẽ làm nghịch với kẻ làm ích lợi cho mình mà trử dưởng những đứa làm thiệt hại cho nó; Bởi vậy quản Lịch mới không còn ẫn mình chỗ nào trong sáu tỉnh đuợc nữa mà phải lánh trốn ra Phú-quốc cho xa cách Lang-sa đi, thì tưởng dân Annam không có ai nở bụng nào mà báo chỉ ho quan Langsa tìm tới đó mà bắt va nữa; chẳng dè lòng dân lại nghỉ rằng: « nếu quản Lích còn sống thì khi khác chẳng khỏi, va lại lén lúc vô mà làm hại cho chúng nó nữa;» nên phải