Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/90

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 88 —

Kim-Liên nói:

— Tôi vốn là họ, Tạ Lam Năng chính là người thù với tôi.

Kim-Liên nói rồi cả khóc lạy phục xuống đất mà rằng:

— Tôi hổ phận liễu-bồ, tự biết rằng không đáng sánh đôi với người quân-tử. Nhưng thương thay cả nhà tôi bị hại, chỉ còn có một mình tôi, cái thù này không thể cùng đội trời chung được, phải báo lại mới nghe. Song tôi thẹn là phận con gái, một mình khó nỗi báo-thù được, xin chàng tạm thuận lời cho, để giúp tôi giết giặc; sau khi thành sự rồi, nếu chàng có nghĩ thương đến tôi mà nhận tôi làm thiếp, tôi xin hết sức khuyển mã để báo ơn chàng. Nếu chàng không thương đến tôi, tôi xin cam nâu-sòng đi ở chùa để khẩn-nguyện cho chàng thiên-tuế.

Kim-Liên nói rồi khóc rất thương-thảm, Quí-nhi đỡ dậy mà rằng:

— Dám xin hỏi tiểu thư là người dân xứ nào? Nếu mà có thâm-cừu, tiểu-sinh này chỉ có một thân một mình, thời sao hay giúp tiểu-thư giết giặc được.

Kim-Liên nói:

— Thiếp là người đất Tô-hợp. ông là Tạ Thượng, cha là Tạ-Sơn, một nhà 26 người, mười năm trước phải Lam Năng bắt giết sạch cả, chỉ còn mẹ tôi là họ Đặng có chút nhan-sắc, nên giặc bắt về trại núi hiếp lấy làm vợ. Khi ấy thiếp mới lên sáu tuổi, giặc nó yêu mẹ tôi nó đem cả tôi về nuôi. Mẹ tôi nghĩ rằng còn có tôi, họa may còn có chốn trả thù rửa hận được chăng. Nên mới hàm-tu nhẫn-nhục nấn ná để nuôi thân tôi. Năm trước mẹ tôi thấy tôi tuổi đã lớn, và có học biết sách vở ít nhiều bèn giối lại bảo tôi báo thù giết giặc mẹ tôi thì đành nhịn ăn mà chết. Than ôi! cha mẹ tôi căm hờn đến như thế, xin chàng vì nghĩa mà giúp tôi một tay để giết quân tàn tặc này, không những người sống cảm ơn chàng, người chết cũng đội ơn chàng lắm lắm!

Quí-Nhi nghe nói, cúi đầu nghĩ một lát, rồi hỏi rằng:

— Chẳng hay cái mưu giết giặc, tiểu-thư đã có diệu-kế gì chưa xin bảo cho biết?

Kim-Liên nói:

— Quân giặc này chiếm cứ núi này hơn bảy trăm dặm, núi non trùng điệp, sào-huyệt sâu-xa đường đi ngoắt-nghéo như rắn lội, rậm rạp không biết đâu mà phân-biệt được. Vì thế khi quan-quân kéo-đến, thường thường bị thua. Kế bây giờ chỉ nên