8. — Lễ phép với người tàn-tật.
Người tàn-tật đã chịu cái khổ-sở đau-đớn lắm rồi. Ta phải có bụng thương xót, giúp đỡ người ta, lấy lời dịu-dàng mà yên-ủi thì mới phải đạo.
Tiểu dẫn. — Người còng[1] (còm).
Một người còng[1] ngồi câu ở bờ sông. Có mấy đứa bé chơi
nghịch (hoang), đến trêu ghẹo mãi. Người còng[1] làm thinh,
Người còng[1] với đứa bé.
không nói gì cả. Chúng thấy thế, chán, bỏ chạy đi chơi chỗ khác,
chẳng may thế nào một đứa ngã xuống sông. Người còng vội-vàng nhảy xuống nước, vớt lên; chỉ chậm một tí nữa, thì thằng
kia chết đuối. Lũ trẻ thấy người còng can-đảm và có bụng tốt
như vậy, hối-hận trong lòng, rủ nhau đến xin lỗi.
Câu hỏi. — Người còng ngồi làm gì, ở đâu? — Lũ trẻ đến nghịch gì? — Sau có sảy ra việc gì? — Người còng làm gì?
Cách-ngôn. — Thấy người tàn-tật thì thương.