quan không nghe. Người ấy cố kêu nài mãi: « Bẩm quan lớn, quan lớn nói cho một lời, thì thế nào tôi cũng được kiện. » Quan bảo: « Không được, dịch-địa anh là người kia, thì anh có muốn ta nói lời ấy không? »
Giải nghĩa. — Tín-ngưỡng = có lòng tin về một tôn-giáo nào. — Đồng-tông = người cùng một nòi giống. — Dị-chủng = người khác giống. — Dịch-địa = đặt mình thay vào người khác, cũng nghĩa như giả-sử.
Câu hỏi. — Thế nào là công-bình? — Người công-bình ăn-ở thế nào? — Người đầy-tớ đến xin quan gì? — Quan trả lời làm sao?
Cách-ngôn. — Pháp bất vị thân.
40. — Trọng cái tính-mệnh[1] của người ta.
Trọng cái tính-mệnh[1] của người ta, là đừng có làm điều gì phạm đến thân-thể và quyền tự-do của người ta. Người ta ở đời, không có gì trọng bằng cái tính-mệnh[1], hễ phạm đến, là một tội đại-ác.
Không những là giết người mới có tội, cậy quyền cậy thế mà hà-hiếp người ta, làm mất cái quyền tự-do của người ta, cũng là một điều trái với lẽ công-bình, người có lương-tâm không ai làm.
Tiểu dẫn. — Mạng người hơn vật quí.
Xưa, vua nước Nhật-bản có hai mươi cái bình rất quí. Một hôm, có viên thị-thần vô ý, làm vỡ[2] mất một cái, vua tức giận, truyền đem chém. Một ông quan quì xuống tâu rằng: « Hạ-thần có phép chữa được cái bình ấy lại lành như cũ, nhưng xin Bệ-hạ cho hạ-thần xem mười chín cái bình kia. Vua mừng rỡ, đưa ông quan đến xem những cái bình ấy bày cả trong tủ. Ông quan lại
gần, đẩy cái tủ đồ xuống, mười chín cái bình vỡ hết cả. Đoạn rồi