nằm nghỉ ở trong nhà tả-mạc. Cuối canh ba, nghe ti tỉ có tiếng khóc, trước còn xa sau đến gần, trông mập mờ thấy rõ mặt, thì chính là nàng Nhị-Khanh.
Nhị-Khanh bảo Trọng-Quì rằng:
― Từ khi thiếp mất đi, Thượng đế thương tình, cho giữ riêng một đền, coi về việc tấu sở, không lúc nào rồi mà thăm được chàng. Bữa trước nhân có việc đi làm mựa, xảy gặp chàng cho nên gọi lại mà hẹn, nếu không có dịp ấy thì không bao giờ được gặp nhau.
Trọng-Quì hỏi:
Nàng hẹn tôi đến đây có việc gì vậy?
Nhị Khanh nói:
― Thiếp thường được hầu cạnh Ngọc-Hoàng có nghe các tiên nói chuyện rằng: « Vận nhà Hồ đã hết, đến năm Bính-tuất có việc binh đao, chết hại hơn 20 vạn người, ai mà không vun giồng cây đức, thì sợ mắc vào nạn ấy. Bao giờ có chân nhân họ Lê khởi lên thì mới yên. » Vậy chàng cố dạy hai con, phải vững lòng mà theo ông ấy, thì thiếp chết cũng được cái tiếng về sau.
Hai vợ-chồng truyện trò đến gần sáng mới biệt. Trọng-Quì từ khi ấy hết sức dạy bảo hai con, cho đến lúc thành người. Đến khi vua Thái-tổ khởi nghĩa trong Lam-sợn, hai con mộ quân vào theo, về sau cùng làm đến Thị-nội, bây giờ ở phủ Khoái, con cháu nhà ấy vẫn còn thịnh.
45. ― Tả-Ao
Người làng Tả-Ao, huyện Nghi-xuân, tỉnh Nghệ-an, tên là Nguyên-đức-Huyên, (có bản nói là Hoàng-Chỉ). Nhân tên làng, cho nên tục gọi là Tả-Ao. Lúc còn trẻ nhà nghèo lắm, mẹ phải bệnh lòa mắt, Tả-Ao mới theo người khách buôn ở phố Phù-thạch về Tàu, để lấy thuốc chữa mắt cho mẹ. Thầy thuốc khen là người có hiếu, mới dạy cho phép làm thuốc. Học thành nghề mới trở về, xảy có một thày địa lý chính tông đau mắt, sai người mời thầy thuốc đến chữa, thầy thuốc già yếu không đi được, mới sai Tả Ao đi chữa thay. Thầy địa-lý khỏi đau mắt, thấy Tả-Ao có ý tứ khôn dễ dạy, và cảm cái ơn chữa khỏi cho mình, mới truyền cho Tả-Ao phép làm địa lý, Tả-Ao học hơn một năm đã giỏi, thầy địa muốn thử xem sức học làm sao, đổ cát làm ra hình sông núi, rồi yểm 100 đồng tiền xuống dưới cát, và cho Tả Ao 100 cái kim, sai tìm huyệt mà cắm kim vào lỗ đồng tiền