chết, tình-nguyện không đi lấy chồng, để lấy danh-tiết, lấy công-nghiệp hồi-dưỡng cho linh-hồn tổ-tôn. Ông bố thì không hề một phút ngã lòng, gập hoạn-nạn lại càng tin công-đức tổ-tiên. Chắc rằng con vô-tội, hết sức cứu ; khánh-kiệt gia-tài để đền người độc ác, hết tài hùng-biện cho vẹn tình máu mủ. Sau phá được án oan, rửa được tiếng nhà. Maurice Roquevillard nghe tin mẹ chết để nhân-ngãi ở Ý-đại-lợi mà về. Bố cãi cho được trắng án. Nhưng anh trẻ tuổi này cũng đáng khen thay ! Thế này mới thật là con giòng cháu giống : khi ở Ý-đại-lợi về, biết đầu đuôi kẻ thù vu oan cho mình, nếu chỉ cãi lên một câu rằng không phải mình lấy 10 vạn quan, là đủ đổi cái án lừa chủ ra cái án lừa chồng, mà mình chóng được thoát tội. Nhưng nhất định không chịu nói, không chịu xưng nhân-ngãi, không chịu để tiếng sấu cho tình-nhân, thậm chí đến nỗi cấm luật-sư cãi án không được đọc đến tên Frasne phu-nhân. Thế mới là giống tình-chủng, thế mới là giòng hiệp-khách ! Người ấy thật là đáng cha ấy, mẹ ấy, anh ấy, em ấy. Cái cách ăn ở cao-nhã như thế thì tội gì mà chẳng chuộc được, phương chi là tội tình !...
Cái kết-luận truyện này là ở mấy câu cha bảo con, khi mới ở ngục ra, đi thăm mả mẹ : « Con ơi ! bây giờ cha già rồi. Con sắp đến ngày phải nối nghiệp ta. Hôm nay ta được cái trách-nhiệm nói cho con nghe, thì con phải nghe ta. Con đừng cảm-động. Chốn này là hình-ảnh chốn thiên-niên [1]. Cái lòng thời người chết, ấy là cái nghĩa đời người bất-diệt đấy. Ví cái quá-khứ, cái tương-lai nó không đặt cho đời người ta có nghĩa, thì đời người là cái gì, đời ta đây là cái gì ? [2]Khi con theo đuổi cái phận riêng của con, là con quên cái nghĩa ấy vậy. Không có phận đẹp nào riêng cho một người, có nô-lệ mới có thanh-cao. Người ta hoặc thờ nhà, thờ nước, thờ giời, thờ cái mĩ-thuật, thờ sự học-vấn, thờ một cái lý-tưởng gì. Sấu hổ cho kẻ nào chỉ biết thờ mình ! Như con thì con được nhờ ta, nhưng con cũng phải lụy ta. Cái danh-dự con người ta là biết chịu lụy vậy...
« Con ơi, người lương-thiện với người bất-lương cách nhau không có mấy tí. Cái tình-dục thì sóa cái cách ấy đi, mà cái gia-tộc thì làm cho vững-bền nó lại. Song, con ạ, dù đến lúc này ta cũng không trách cái tình, nếu biết hiểu cái tình là cái gì. Cái tình ấy là lòng ta hi-vọng đến cái gì cao hơn ta. Con phải giữ lấy cái hi-vọng ấy ở trong lòng. Cái hi-vọng ấy là của con. Đến trước những việc hay, đứng trước cảnh tạo-vật, nếu con biết vững lòng can-đảm mà theo số-mệnh, thì con sẽ thấy sẵn cái hi-vọng ấy trong lòng. Con chớ có đánh lạc nó, con chớ nên đánh lạc nó nữa. Trước khi yêu một người đàn-bà, con phải nghĩ đến mẹ con, phải nghĩ đến chị con, phải nghĩ đến cái hạnh-phúc dễ giời đã dành cho con cũng được một đứa con gái mà dạy. Khi ta sinh con, cùng anh con, chị con, em con, ta mừng lắm. Ta hết sức che chở cho con. Đến khi ta chết thì con sẽ thấy như bức tường đổ, mà phải ra đối diện với đời. Đến bấy giờ con mới biết nhời ta nói là phải. » [3]
- ▲ Nghĩa là chỉ cái mộ bà mẹ mà nói.
- ▲ Nghĩa là đời người không phải là chỉ quan-hệ cho từng người, thực là quan-hệ đến cả người đã qua đi rồi với người chưa đến. Cái quá-khứ, cái tương-lai nó định nghĩa cho đời người, không phải một cái hiện-tại mà thôi
- ▲ Pháp-văn đoạn này cũng hay lắm. Xin lục ra đây để các nhà tây-học thưởng-giám : « Mon enfant, je suis maintenant un vieillard. Tu vas bientôt mẹ succéder. Il faut m'écouter en ce jour où j'ai le devoir de te parier. Ne t'attendris pas. C'est ici l'image de ce qui dure. Le culte des morts, c'est le sens de notre destinée immortelle. Qu'est ce que la vie d'un homme, qu'est-ce que ma vie, si le passé et l'avenir ne leur donnaient leur véritable sens ? Tu l'avais oublié lorsque tu poursui vais ton destin individuel, et il n'est de grandeur que dans la servitude. On sert