Trang:Nho giao 2.pdf/164

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

164
NHO-GIÁO


cái khuôn phép của thánh hiền mà luyện tập lấy mình. Tuân-tử nói rằng: « Học không phải theo cái của mình có (học bất khả dĩ kỷ 學 不 可 以 己). Màu xanh lấy ở màu chàm ra, mà hơn màu chàm; váng đông bởi nước thành ra, mà lạnh hơn nước. Cây gỗ lúc thẳng theo đúng cái dây, đem uốn làm bánh xe, thì cái cong theo đúng cái thước tròn, dù có đem phơi ra cũng không thẳng lại được nữa, vì cái uốn khiến ra như thế. Cho nên cây gỗ theo dây thì thẳng, loài kim đã mài là sắc, người quân-tử học rộng mà một ngày ba lần xét lại mình, thì biết rõ mà làm việc không có lầm vậy ». (Khuyến-học, I). Ông cho sự học của người ta là cốt làm cho mất cái ác của mình đi để thành ra thiện. Làm được như thế, là nhờ có cái ngoài giúp vào mới có công-hiệu, chứ cứ lấy cái của mình có sẵn thì không bao giờ nên được. « Quân-tử sinh phi dị giã, thiện giả ư vật giã 君 子 生 非 異 也,善 假 於 物 也: Người quân-tử không phải là sinh ra khác người ta, vì khéo mượn cái vật ở ngoài vậy ». (Khuyến-học, I). Mượn cái ngoài để học tập mãi mãi lâu ngày ắt là thành công. « Không góp từng nửa bước, không đi đến nghìn dặm được, không góp những ngòi nhỏ, không nên được sông lớn, bể cả. Thành công là ở sự làm luôn luôn mà không bỏ. Khắc chạm mà bỏ, thì dẫu gỗ mục